Ngũ quan là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ ngũ quan là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Ý nghĩa của từ Ngũ quan

Ngũ quan trong phật giáo

Ngũ Quan chỉ cho 5 cảm quan nhìn, nghe, ngửi, nếm và xúc chạm, tức là 5 căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Ngoài ra Ngũ Quan còn chỉ cho 5 sứ giả lớn, tức là 5 thứ hình phạt: Sinh, già, bệnh, chết, lao ngục. Ngũ Quan cũng gọi Ngũ quan vương.

Ngũ quan trong nhân tướng học

Năm bộ phận trên khuôn mặt, gọi là Ngũ quan, bao gồm tai, lông mày, mắt, mũi, miệng. Người có Ngũ quan chuẩn sẽ được hưởng phước lành, giàu sang trong 10 năm. Sách tướng thuật xưa nói “Một quan thành, được 10 năm phú quý”. Có tất cả Ngũ quan chuẩn thì cả đời hưởng phú quý. Tiêu chuẩn từng bộ phận như sau:

1. Tai (Thái thính quan): Sắc tươi, tai cao thẳng (cao hơn lông mày), sát đầu, vành dày, lỗ tai phải rộng.

2. Lông mày (Bảo thọ quan): Dài, rộng, thanh tú, hình trăng khuyết kéo dài đến tóc, đuôi lông mày cao.

3. Mắt (Giám sát quan): Chân mày trắng đen rõ, đồng tử ổn định, ánh mắt rạng rỡ, hốc mắt nhỏ dài.

4. Mũi (Thẩm biện quan): Thẳng dài, cân đối giữa hai lông mày, ấn đường bằng, rộng, đầu mũi tròn, lỗ mũi không lộ, dạng túi mật treo ngược, chỉnh tề như ống trúc, khí sắc tươi sáng.

5. Miệng (Xuất nạp quan): Vuông, ngay ngắn, lớn, miệng bóng hồng, dày dặn, răng đều, khi mở rộng nhưng khép lại nhỏ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Ngũ quan là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Từ điển Phật Quang

Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.