Điều quan trọng nhất trong sự thờ phụng tổ tiên là cúng giỗ. Vậy ngày giỗ là gì và thực hiện ra sao… sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Đám giỗ chính là ngày kỷ niệm người chết đã qua đời, còn thường được gọi là kỵ nhật.
Người chết sau khi được an táng theo phong tục lễ nghi nằm yên dưới mộ, con cháu cũng phải dẹp sầu, dẹp nhớ thương để trở lại cuộc sống hàng ngày, nhưng hàng năm khi đến ngày người chết qua đời, con cháu dù bận rộn cũng phải nhớ để làm giỗ, nói làm giỗ chứ không nói cúng giỗ, vì chỉ những người theo các tôn giáo, có chấp nhận sự Thờ Cúng Tổ Tiên mới cúng, còn những người thân đã chết, chỉ làm giỗ mà không cúng.
Trong ngày giỗ người ta làm cỗ bàn mời thân bằng quyền thuộc. Ở nhà quê, ngày giỗ là một dịp để gia chủ được mời lại những người đã từng mời mình đi ăn uống. Người ta gọi là trả nợ miệng.
Giỗ có thể làm to hoặc làm nhỏ, tùy theo gia cảnh, tùy theo con cháu đông hay vắng và nhiều khi lại tùy theo sự liên lạc giữa người sống và người chết. Giỗ cha mẹ, giỗ ông bà thường làm to, giỗ anh em, chú bác cùng các vị cao tầng tổ khảo, tỷ, thường chỉ cơm canh cúng đơn sơ để khỏi bỏ giỗ.
Ngày giỗ chính là ngày kỷ niệm người chết đã qua đời, còn thường được gọi là kỵ nhật.
Người chết sau khi được an táng theo phong tục lễ nghi nằm yên dưới mộ, con cháu cũng phải dẹp sầu, dẹp nhớ thương để trở lại cuộc sống hàng ngày, nhưng hàng năm khi đến ngày người chết qua đời, con cháu dù bận rộn cũng phải nhớ để làm giỗ, nói làm giỗ chứ không nói cúng giỗ, vì chỉ những người theo các tôn giáo, có chấp nhận sự thờ cúng tổ tiên mới cúng, còn những người thân đã chết, chỉ làm giỗ mà không cúng.
Trong ngày giỗ người ta làm cỗ bàn mời thân bằng quyền thuộc. Ở nhà quê, ngày giỗ là một dịp để gia chủ được mời lại những người đã từng mời mình đi ăn uống. Người ta gọi là trả nợ miệng.
Giỗ có thể làm to hoặc làm nhỏ, tùy theo gia cảnh, tùy theo con cháu đông hay vắng và nhiều khi lại tùy theo sự liên lạc giữa người sống và người chết. Giỗ cha mẹ, giỗ ông bà thường làm to, giỗ anh em, chú bác cùng các vị cao tầng tổ khảo, tỷ, thường chỉ cơm canh cúng đơn sơ để khỏi bỏ giỗ.
Trong những giỗ này người ta gọi là giỗ mọn, không có mời bạn bè thân thuộc, chỉ trong nhà cúng rồi ăn với nhau.
Tóm lại giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời có cỗ bàn cúng kiến tùy gia đình.
Trong ngày giỗ có phân biệt giỗ đầu, giỗ hết với những ngày kỵ nhật khác, gọi là cát kỵ.
tiểu tường là ngày kỷ niệm đầu tiên của người chết, đúng một năm sau:
Con cháu còn mang tang, sự đau đớn như còn ở trong tâm khảm người sống, và con cái còn đang thương cha mẹ, vợ đang thương chồng, cha mẹ đang thương con v.v..
Đúng vậy, một năm tuy thời gian có dàii, nhưng chưa đủ hàn gắn vết thương đau, chưa đủ xóa bỏ mọi kỷ niệm giữa người sống và người chết, chưa đủ làm khuây khỏa được nỗi buồn mất một người thân của người sống.
Trong ngày tiểu tường, khi cúng tế người chết, người sống vận tang phục như ngày đưa ma, nhất là con cháu, để chứng tỏ với vong hồn người khuất nỗi nhớ thương chưa nguôi. Và con cháu, khi tế lễ cũng lại khóc như ngày đưa ma.
Ở những nhà khá giả, trong ngày, tiểu tường có mời phường kèn để thổi kèn thờ từ bữa tiên thường cho đến hết ngày giỗ.
Những quần áo xô gai mũ gậy trong đám tang, con cháu lại đem mặc trong ngày tiểu đường, phải áo sô mũ chuối và dùng gậy để lễ và đáp lễ khách khứa tới ăn giỗ lễ trước bàn thờ cha mẹ mình.
Đối với người xưa, sắc phục chứng tỏ lòng hiếu của con cái đối với cha mẹ.
Ngày tiểu tường, các gia đình khá giả thường cúng rất lớn để mời khách khứa họ hàng làng nước.
Cũng trong dịp tiểu tường này, người sống thường sắm đủ mọi đồ dùng để tốt cho người chết: quần áo, giường màn, bát đĩa, gà vịt. Có khi cả xe cộ thuyền bè. Tóm lại, tất cả những đồ dùng nhật dụng con người cần tới. Dương sao, âm vậy, ở cõi trần đã có thì cõi âm cũng phải trần.
Trong lễ đốt mã này, còn có hình nhân. Người ta tin rằng hình nhân bằng giấy đốt xuống cõi âm theo pháp luật của một pháp sư sẽ hóa thành người hầu hạ người khuất.
Có nhiều con cháu, biết tính các ông già quá cố, thường đốt những nữ hình nhân để lấy người hầu hạ và đấm bóp cho các cụ.
Đã có nhiều bà vợ hay ghen lúc sống, lại ghen cả chống lúc chết, nhất định không chịu đốt mã nữ hình nhân…
Tục lễ đốt hình nhân này có nguồn gốc rất cổ xưa.
Nguyên trước về thời đại phong kiến, khi một người đàn ông chết thì vợ cả, vợ lẽ đều tự sát ngay ở mộ. Những con hầu đầy tớ, chính là những nô lệ, cũng đều bị giết để chôn theo.
Về sau bản tính tự vệ của con người đã khiến người ta nghĩ tới cách lấy hình nhân thế mạng.
Sự tin tưởng của con cháu ở nơi linh hồn ông cha bất diệt khiến người ta nghĩ đến sự đốt mã để trang bị cho người chết mọi thứ cần dùng cho cuộc “sống” hàng ngày ở cõi âm.
Với nếp sống văn minh ngày nay, có người cho rằng đốt mà là vô lý nhưng không muốn trái ý những người thân nên vẫn có đốt mã trong ngày giỗ với quan niệm rằng dù đó là một điều sai cũng không hề gì, còn nếu đúng thực, bỏ đi e mang tội.
Ngày đại tường hay giỗ hết tức là ngày giỗ năm thứ hai sau khi người chết đã qua đời.
Trong ngày đại tường con cháu vẫn ăn vận tang phục số gai để cúng giỗ và để đáp lễ khách khứa tới lễ giỗ và lần vận số gai này là lần cuối cùng.
Lễ đại tường cũng được cử hành long trọng, và trong những gia đình khá giả thường có cuộc tế vong.
Lúc tế lễ con cháu vẫn khóc. tuy nỗi đau đớn qua thời gian hai năm hai năm đã dịu bớt nhiều. Ngày giỗ khiến con cháu nhớ lại lúc lâm chung của người khuất và nhắc lại biết bao kỷ niệm giữa người mất người còn. người không còn nữa, nhưng kỷ niệm kia còn bền vững với thời gian có bao giờ phải mở cho được. Người xưa bảo ngày giỗ là chung thân chi tang chính cũng vậy.
Trong ngày giỗ hết, bà con thân thuộc thường nhắc tới người khuất rất nhiều và câu hay được nhắc tới là câu sau đây:
“Chóng thật! Mới ngày nào! Sống thì lâu chứ chết chẳng mấy chốc đã ra người tiền cổ.”
Ý nghĩa câu nói ở đây rất sâu xa! Với ngày lễ đại tưởng, con cái sắp sửa bỏ hết tang phục.
Ngày xưa, vợ để tang chồng, suốt trong thời gian để tang không được dự một cuộc vui nào, không được tới những nơi đình đền cúng lễ, không được tắm gội và cả đến răng cũng không được xỉa.
Sau ngày lễ đại tường, người ta sẽ chọn một ngày tốt, nhất là ngày trực trừ, nghĩa là ngày người ta muốn phế bỏ cái gì cũng tốt cả, để làm lễ trừ phục, tức là lễ bỏ tang: người ta đem đốt hết những quần áo tang, gậy chống, mũ rơm, khăn sô, áo sô…
Lễ trừ phục xong, người vợ mới được sống cuộc đời bình thường trở lại, nghĩa là được dự những cuộc vui đi lễ bái, tắm gội… Xưa khác nay ở chỗ đó. Nay một thiếu phụ có tang chồng đâu có chịu những sự kìm hãm khắc khổ đó.
Trong ngày giỗ hết, người ta cũng lại đốt mã cho người khuất và mã đốt năm này lại nhiều hơn năm trước. Tục tin rằng mã đồ năm trước là mã biếu: người chết nhận được đồ dùng của con cháu đốt trong ngày tiểu tường phải đem biếu các ác thần để tránh những sự quấy nhiễu, cũng giống như ở trên trần gian phải đút lót bọn tham quan ô lại để sống yên ổn.
Trước khi đốt mã, thường có cúng lễ ở ngay tại mộ người khuất, và những mã cũng đem đốt ở ngay trước mộ. Những gia đình khá giả có làm chay ngay tại mộ, mời tăng ni tới cúng và tụng kinh niệm phạt trước khi đốt mã.
Cỗ bàn trong ngày giỗ hết cũng rất linh đình. Ngoài điều con cháu muốn trả nợ miệng, con cháu còn nghĩ rằng từ trước tới ngày này hương hồn người khuất còn luôn luôn phảng phất trong nhà, nhưng rồi dây, sau lễ trừ phục, người khuất sẽ thưa về thăm con cháu, bởi vậy con cháu muốn dâng ông cha một tiệc thật là thịnh soạn trước lễ trừ phục.
Khách khứa trong lễ đại tường cũng được mời rất đông. Con cháu muốn mọi người chứng kiến lòng thành của mình qua những cuộc cúng tế và qua cỗ bàn, tượng trưng cho lòng thành của người sống đối với người đã khuất.
Ngày đại tường hết, những ngày giỗ năm sau chỉ là những ngày giỗ thường hay kỵ nhật, và việc cũng lễ sẽ cử hành như những người đã qua đời trước. Bởi vậy ngày giỗ hết là ngày giỗ quan trọng nhất trong tất cả những ngày giỗ đối với người qua đời.
Kể từ năm thứ ba trở đi, ngày giỗ là ngày giỗ thường còn gọi là cát kỵ.
Tại sao gọi là cát kỵ? Cát kỵ là ngày giỗ lành. Qua hai năm với tiểu tường và đại tường, người chết còn nằm dưới huyệt hung táng, nghĩa là táng lúc đầu tiên. Sau ngày đại tường con cháu làm lễ cát táng tức là lễ bốc mộ, nhặt hài cốt của người chết sang vào tiểu nhỏ để táng ở một nơi khác. Việc táng này gọi là cát táng. Tiểu bằng sành, hình giống chiếc áo quan nhỏ đủ dễ hài cốt người chết.
Những ngày giỗ sau lễ cát táng gọi là cát kỵ. Sở dĩ gọi là cát kỵ, ngoài ý nghĩa trên, còn vì lý do ngày giỗ là ngày con cháu tụ họp để cúng lễ người khuất, sự tụ họp của con cháu chính là một điều tốt đẹp. Ngoài ra, trong thời gian hung táng, con cháu còn lo sợ vong hồn người khuất bị trung quỷ xuất nhiễu, trong nhà lục đục.
Khi đã cải táng, không còn trùng quỷ nào có quyền hành tới người chết nữa. Ngày giỗ để kỷ niệm người chết qua đời thực đáng gọi là một ngày giỗ tốt đẹp. Và lại trong những ngày cái kỵ không còn tiếng khóc, tiếng kèn như trong những ngày giỗ đầu và giỗ hết.
Ngày tiên thường là ngày trước ngày giỗ. Còn có nơi gọi là cáo giỗ, bởi trong ngày tiên thường con cháu báo cáo cho người khuất sự cúng giỗ ngày hôm sau:
Chỉ những ngày giỗ trọng mới có cáo giỗ, còn những ngày giỗ mọn con cháu chỉ cúng ngày chính giỗ. Các ngày giỗ trọng tức là giỗ ông bà, cha, mẹ, chồng, vợ.
Trong ngày tiên thường, người trưởng tộc làm lễ cáo với Thổ công ngày hôm sau là ngày giỗ để xin phép Thổ công cho hương hồn người được cúng giỗ về phối hưởng và đồng thời cũng khấn xin Thổ công cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình cùng vệ dự giỗ.
Đất có Thổ công, sông có Hà bá, có phép của Thổ công, hương hồn người khuất mới về được trong nhà hưởng giỗ. Theo tín ngưỡng thì khi vong hồn người khuất muốn về thăm con cháu đều phải xin phép Thổ công trước.
Cũng trong ngày tiên thường, người gia trưởng mang lễ ra mộ người được hưởng giỗ để mời vong hồn vị này về phối hưởng. Cũng nhân dịp này con cháu thường đắp lại mộ của người khuất.
Ngày tiên thường con cháu phải đến nhà người trưởng tộc để sửa soạn làm giỗ ngày hôm sau. Bàn thờ được dọn dẹp lau chùi từ buổi sáng để buổi chiều cúng cáo giỗ.
Con cháu, những người nào phải gửi giỗ, đều mang đồ lễ tới nhà trưởng tộc trong ngày tiên thường, nếu không mang từ mấy bữa trước.
Sửa soạn ngày giỗ, ngoài việc lau chùi dọn dẹp bàn thờ, còn phải sửa soạn cả những đồ lễ, đồ cúng và cỗ bàn ngày giỗ chính hôm sau.
Hàng xóm thường kéo tới làm giúp gia chủ, đàn bà thì têm trầu bổ cau còn đàn ông thì giúp việc làm cỗ mổ bò, mổ lợn.
Ngày tiên thường cũng có làm cỗ cúng. Cúng xong con cháu và những người làm giúp cùng ăn.
Khi cúng cáo giỗ, phải có lễ cúng Thổ công và phải khấn Thổ công trước khi khẩn tiên tổ mình. Khấn giỗ, ngoài việc khấn mời hương hồn được cúng giỗ, phải khấn mời hương hồn nội ngoại gia tiên về dự giỗ.
Một người chết thường có nhiều con cháu, nhưng ngày giỗ, chỉ cúng ở nhà người con trai trưởng, hoặc nếu con trai trưởng đã chết, việc cúng giỗ được cử hành tại nhà người cháu đích tôn.
Người con trai trưởng hoặc người cháu đích tôn là trưởng một ngành họ, phải lo việc cúng giỗ, nhưng những người con thứ, cháu thứ, những cháu ngoại không thể bỏ giỗ ông bà cha mẹ minh được. Ngày giỗ những người này đều phải tề tựu ở nhà người trưởng chi họ, hoặc là ngày giỗ một vị đã xa, vào hàng cao tầng thì còn cái cháu chắt tề tựu ở nhà người trưởng tộc để làm giỗ.
Những người này phải có đồ lễ mang tới cúng. Việc mang đồ lễ lại nhà trưởng tộc như vậy gọi là gửi giỗ.
Lễ gửi giỗ trọng hay mọn tùy theo một phần ở khả năng tài chính của người sống và một phần tùy theo sự liên hệ giữa người sống với người chết.
Một tằng tôn, huyền tôn gửi giỗ có thể chỉ gửi thẻ hương ngàn vàng, một người cháu gửi cúng chú có thể gửi một vài cân trái cây hay một bó hoa cùng vàng hương nến. Con cháu thường gửi giỗ trọng hơn, vì đúng ra con cháu phải chịu với trưởng chi họ phí tổn về làm giỗ. Con cháu thường gửi giỗ bằng tiền, kèm theo đồ lễ đáng giá, có khi là cả con lợn, có khi là cặp gà hay thúng gạo nếp hay bất cứ một thứ gì để tham gia thêm vào việc làm giỗ.
Có người trong khi gửi giỗ lại mua thức gì người chết khi sinh thời ưa thích. Thi dụ người khuất lúc sống hay dùng mực Bắc Hải, ngày giỗ con cháu cũng lựa mực cúng.
Nhiều người ở xa, ngày giỗ không về được cũng cố mua đồ lễ để gửi về người trưởng tộc. Những người này, ngoài việc gửi giỗ còn làm lễ cúng vọng trong ngày giỗ. Ta có câu Con đâu cha mẹ đấy là ý nói con cái cúng giỗ ở đâu hương hồn cha về đó phối hưởng.
Với tục lệ thờ cúng tổ tiên, việc cúng giỗ là một điều trong chữ hiếu. Người ta thường băn khoăn nếu không về dự giỗ được, mặc dầu đã có cúng vọng. Câu nói trên chỉ là một câu để an ủi người ở xa.
Có nhiều trường hợp người trưởng chi họ không nhận đồ lễ gửi giỗ của người nào, hoặc vì họ bất kính với tổ tiên hoặc vì người này cậy của khinh nhờn người trưởng tộc.
Thật là một điều buồn cho người đi gửi giỗ không xong! Lẽ tất nhiên, người đó cúng vọng, nhưng cũng vọng sao bằng cúng ở nhà người trưởng tộc.
Nhưng đồ lễ do các ngành thứ mang gửi giỗ, người trưởng tộc đều đem cúng hết trong ngày giỗ. Cúng xong, ăn không hết, người trưởng tộc sẻ chia phần cho con cháu các ngành.
Ngày giỗ chính tức là chính ngày kỷ niệm người chết qua đời. Người chết đã mệnh một đúng ngày ấy năm xưa nên hàng năm con cháu nhớ ngày cúng giỗ.
Suốt từ lúc cúng cáo giỗ ngày tiên thường cho đến hết ngày hôm sau, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương. Tục tin rằng trong thời gian đó tổ tiên ngự trên bàn thờ, không thể để bàn thờ hương tàn khói lạnh được.
Ngay từ sớm ngày giỗ chính, con cháu đã phải sửa soạn sẵn sàng cỗ bàn, ngoài cỗ bàn để cúng, còn cỗ bàn để mời khách khứa nữa.
Trong những gia đình khá giả có mổ lợn, mổ bò, đều làm từ đêm hay từ sáng tinh mơ.
Vì sự kính trọng, chiếc thủ lợn hay thủ bò thường dành để thờ Thổ công trong ngày giỗ.
Cỗ bàn làm sẵn xếp thành từng mâm, và những mâm cổ đều đặt ở một chiếc cũi tằm, ngày hôm đó tạm biến thành giá để cỗ, hoặc ở một gian nhà xếp.
Ngày giỗ chính là ngày gia chủ mời khách khứa trong làng. Các bậc vào hàng chú, bác người gia trưởng nhưng không ở địa vị phải làm giỗ hoặc gửi giỗ đều được mời từ sớm, còn những thân thuộc khác dù bề trên hay bề dưới người gia trưởng, có nhiệm vụ phải làm giỗ hay gửi giỗ, bao giờ cũng phải sẵn có mặt ngay tại ngày giỗ rồi, cả vợ con họ nữa.
Ngoài các người trong họ, còn mời cả lân bang bè bạn và một số người trong làng. Ngoài khách của người gia trưởng,những người phải làm giỗ hoặc gửi giỗ cũng mời một số khách của mình.
Mời ăn cỗ giỗ cũng có hẹn giờ, thường là vào khoảng từ mười một giờ trưa trở ra và khách khứa tới lại rai cho đến chiều.
Những khách khứa tới ăn giỗ có mang đồ lễ để cúng người khuất, thường là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả. Con cháu khi khách tới phải đón đồ lễ đặt trên bàn thờ trước khi khách lễ. Khách sẽ lễ trước bàn thờ bốn lạy ba vái. Gia chủ phải tự bản thân hoặc cử đại diện đứng đáp lễ.
Lễ bàn thờ xong, khách quay sang vái người đáp lễ. Có sự đáp lễ bởi khách đã lễ tổ tiên mình, mình phải lễ lại, còn về phần khách phải vái người đáp lễ đó chỉ để chứng tỏ sự nhún nhường của khách! Đây tùy thuộc lễ nghi, nhưng chính do xã giao mà ra.
Khách lễ xong, người nhà mời khách ăn trầu uống nước. Trầu cau đã được các bà cô làm giúp têm bổ sẵn từ trước. Nước mời khách trong ngày giỗ cũng như trong những ngày khao vọng v.v… ở vùng quê ưa dùng nước trà xanh, nhưng có pha riêng trà Tàu hoặc trà mạn để cũng và để mời khách nào không ưa dùng trà xanh. Trà xanh nấu bằng lá cây trà tươi mới hái có vị thơm của lá tươi, giá lại tương đối rẻ hơn trà mạn hoặc trà khô thiếu hương vị người dân quê ưa chuộng.
Cũng như cỗ bàn được làm sẵn, trầu cau têm bổ sẵn, nước trà xanh cũng được nấu sẵn để mỗi khi có khách chỉ việc vợi ra ấm.
Khách đã ăn trầu uống nước rồi, người nhà mời khách dự cỗ. Một mâm cỗ dùng cho bốn người. Mỗi lần đủ bốn người khách, chủ nhà dọn một mãn cỗ mới, nhưng không phải bất cứ bốn người nào cũng ngồi chung với nhau. Khách đàn bà ngồi riêng, đàn ông ngồi riêng, người nhiều tuổi với người ít tuổi. Chủ nhà lại phải lựa những người cùng địa vị hoặc địa vị xấp xỉ như nhau để mới vào một mâm.
Cái trò rượu vào lời ra, nếu có sự ngồi lẫn như vậy, tránh làm sao khỏi sự khích bác, nói cạnh. nói khóe giữa các khách khứa khi rượu đã ngà ngà say.
Khách khứa tới ăn rầm rập vào giờ gia chủ đã mời. Để tránh sự đồng đúc hầu hạ không kịp, khách thường được mời làm từng đợt. Suốt ngày giỗ chính thường có khách khứa ăn cỗ tới tận chiều.
Hương đèn trên bàn thờ luôn luôn thắp sáng để khách khứa tới lễ.
Buổi chiều khi khách đã vẫn, gia trưởng mới cúng thêm tuần rượu nữa, cũng có khi tuần cỗ nửa rồi lễ tạ xin hóa vàng.
Hóa vàng, còn gọi là nấu vàng tức là đem đốt những vàng mã, vàng nghìn hoặc vàng giấy của con cháu gửi giỗ hoặc khách mang tới. Phải kể cả những tấm hàng, những cuộn giấy đủ màu, tượng trưng cho những tấm vải, con cháu đã mua cúng trong ngày giỗ, cũng được hóa cùng với vàng mã.
Trong suốt ngày giỗ, gia trưởng và con cháu rất vất vả nào phần đáp lễ, nào phần tiếp khách, nhiều khi không có cả thì giờ ăn uống, nên là có câu đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết.
Cho đến khi hóa vàng ngày giỗ mới kể là xong. Lúc hóa vàng con cháu đổ vào đống lửa một chén rượu cùng, chén rượu này như trên đã nói theo các cụ, cốt để biến những vàng mà giấy trên dương gian thành vàng thật, đồ dùng thật dưới âm phủ. Người ta lại còn thường hơ một chiếc đòn gánh hoặc một chiếc gậy này để gánh vàng mã về cõi âm.
Sau khi hóa vàng, hương đèn trên bàn thờ không cần giữ cháy nữa. Hương hồn người khuất đã trở lại cõi âm để tiếp tục “sống” cuộc sống ở Hoàng tuyền cho tới ngày giỗ năm sau.
Ngày giỗ đối với người chết kể là xong từ lúc lễ tạ hóa vàng, nhưng đối với gia đình người sống chưa là hết, nếu có hết chỉ mới về hết phần lễ nghi, còn trên thực tế ngày hôm sau giỗ mới hết.
Buổi chiều hôm giỗ chính sau khi khách khứa đã văn, con cháu mới lo ăn uông và dọn dẹp. Công việc dọn dẹp kéo dài tới ngày hôm sau.
Những gia đình khá giả ở đồng quê thường làm giỗ to. nhà không đủ chỗ chứa khách khứa tới ăn cỗ phải làm thêm rập ra ngoài sân, kê thêm phản hoặc hàng ghế để khách ngồi, cũng như khi đám tang hay đám cưới.Rạp thường dựng bằng cột tre, có xà ngang và lợp cót dày.
Sau hôm giỗ chính gia trưởng lo dỡ rạp, có con cháu và có khi cả lân bang phụ giúp. Vẫn có ăn uống, nhưng chỉ là những thức ăn hôm trước còn lại hoặc mua thêm chút ít.
Rạp dỡ xong, ngày giỗ mới thật xong.
Ăn có mời, làm có khiến, đối với người chết cũng vậy.
Một mâm cơm dù thịnh soạn và dù có con cái mình, nếu chúng không mời tất nhiên bố mẹ cũng không ăn cũng như cỗ bàn dù linh đình, đồ lễ dù trang trọng, nếu con cháu chỉ đặt lên bàn thờ không thỉnh mời các cụ, ắt hẳn các cụ không phối hưởng.
Ta thường nói tâm động quỷ thần tri nghĩa là người có lòng thì quỷ thần chứng giám, nhưng quỷ thần có chứng giám cũng phải có hương đăng và cũng phải thành tâm!
Bởi vậy trong ngày giỗ con cháu phải khẩn mới để tổ tiên phối hưởng. Đã nói tâm động quỷ thần tri, lời khấn dù thô sơ, nôm na tới đâu, hương hồn các cụ cũng thông cảm và thụ hưởng những lễ vật của con cháu dâng lên.
Người Việt Nam vốn xưa nay trọng lễ nghi. mọi trường hợp cúng vái đều có văn khấn riêng.
Duy Việt Nam. … niên …nguyệt, …nhật
Kim thần … sinh quán……xã,……huyện. ……tỉnh, cư ngụ …… xã, …… quân …… tỉnh.
Cần dĩ:
Phù lưu thành chuớc, mâm bản cụ vật, thứ phẩm chi nghị; Cảm chiêu các vụ
Nhân nhật chính kỵ cung thỉnh
Cao tầng tổ khảo ……, húy … hiệu……, Thụy …lại lâm chứng giám
Dịch nôm
Năm …, tháng …, ngày…, Nay tôi là …., sinh quán tại xã …,huyện …, tỉnh …. Cư ngụ tại xã …, quận… tỉnh …
Thành khấn có:
Hương hoa trầu rượu, cỗ bàn mọi vật
Dám xin kể ra
Nhân ngày giỗ chính, xin kính mời
Hương hồn kỵ là ……, hủy ……, hiệu……, Thụy……về chứng dám.
Ngày nay, Hán tự không còn thịnh, khấn giỗ người ta thường khấn nôm, đại ý lời khấn như trên.
Khi khấn đến tên người chết, phải khẩn lâm râm rất khẽ trong miệng để tỏ lòng thành kính. Người xưa kính trọng ai không bao giờ đọc tới tên người đó.
Khấn giỗ khấn hết tên tục, tên hiệu, tên hèm của người hưởng giỗ.
Tên tục là tên lúc sống vẫn gọi, tên hiệu, tức là biệt hiệu, còn tên hèm tức là tên thụy, tên khi người chết hấp hối tự đặt cho mình, để sau này con cháu khi cúng thì khấn tới.
Con cháu lúc khấn giỗ cần phân biệt các hàng kỵ, cụ, ông và và cha mẹ. Đàn ông khấn chữ khảo, còn đàn bà khấn chữ tỷ.
Cao tằng tổ khảo tức là kỵ ông, đối với người khấn là năm đời.
Cao tầng tổ tỷ tức là kỵ bà
Tằng tổ khảo tức là cụ ông, đối với người khấn là ba đời, hay nói khác người khấn tức là cháu.
Tằng cổ tỷ tức là cụ bà.
Tổ khảo tức là ông, đối với người khấn là ba đời, hay nói khác người khấn tức là cháu.
Tổ tỷ tức là bà
Hiền khảo tức là cha
Hiền tỷ tức là mẹ
Kể từ đời thứ sáu trở đi con cháu không phải cúng giỗ nữa.
Trong ngày giỗ, sau khi khấn giỗ xong, phải buông chiếc y môn tức là bức màn thờ xuống để các cụ hưởng lễ.
Dưới đây xin trích bài văn khấn giỗ cha mẹ trong Thọ Mai gia lễ:
Năm… tháng …, ngày… con là…. vì nay ngày kỵ, lễ bạc lòng thành kính dâng hiền khảo (mẹ là hiển tỷ) phụ quân (mẹ là như nhân) trước bàn thờ rằng:
Công sinh thành như núi Thái Sơn
Ngày hú kỵ xin dâng lễ vật.
Xin linh hồn chứng giám, hộ con cháu bình yênCẩn cốc
Bài này có thể khăn trong ngày giỗ hay trong một dịp gì khác cũng được.
Năm…. tháng…, ngày…. ái phụ là………………hôm nay ngày………………gọi chút xót thương, nhớ đến………………trước ban thờ than rằng:
Tình nghĩa vợ chồng, âm dương xa cách; Từ khi khuất mặt cõi trần, những hưởng chút lòng ân ái.
Đã đành sinh ký tử quy, vẫn nhớ lời ăn tiếng nói.
Năm qua ngày tháng, việc cúng hôm nay linh hồn có linh thiêng, thấu tình một chút, hộ chồng còn mạnh khỏe luôn luôn, coi nhà của bình yên mãi mãi
Tâm hưởng.
Kính mời cha mẹ, tổ tiên, Thổ công, Táo quân đồng lai cách cảm.
Từ trên chỉ nói về lễ nghi phong tục ngày giỗ từ xưa tới nay của những người theo các tôn giáo có thờ cúng tổ tiên.
Đồng bào Thiên chúa giáo cũng làm giỗ, nhưng thủ tục làm giỗ có hơi khác.
Ngày giỗ như trên đã định nghĩa là ngày kỷ niệm người chết qua đời, là chung thân chi tang, cho nên tới ngày hôm đó, con cháu nào mà chẳng nghĩ tới ông cha, và khi người ta đã tin là linh hồn bất diệt, ngày giỗ tới cũng phải làm cái gửi kỷ niệm
Tới ngày giỗ, người Thiên chúa giáo xin lễ tại nhà thờ để cầu nguyện cho hương hồn người chết, và ở nhà cũng làm cỗ mời khách khứa.
Ở thòn quê, cũng cỗ bàn linh đình, cũng mời làng nước và cũng ăn uống từ bữa tiên thường. Ngày tiên thường, người Thiên chúa giáo đi viếng mộ, đắp lại mộ và đặt vòng hoa.
Những gia đình khá giả, làm giỗ to cũng phải làm rạp. Nhớ lại ngày kỷ niệm người chết qua đời, để tỏ lòng nhớ thương người chết, tức là một cách con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với ông cha. Bởi vậy, dù theo tôn giáo nào, người ta cũng có thể làm giỗ mà không trái với đường lối của tôn giáo.
Có nhiều người theo Phật giáo, ngày giỗ không cúng ở nhà, lại làm giỗ ở trên chùa.
Ở trên chùa cũng khấn và cũng mời bạn bè tới ăn cỗ chay. Công việc làm cỗ do nhà chùa phụ trách.
Làm giỗ ở trên chùa, ngoài việc lễ bái, còn có tăng tiểu đọc kinh siêu độ cho người khuất. Người ta tin rằng nếu người khuất lúc sinh thời có làm điều lầm lỗi, những câu kinh tụng niệm trong ngày giỗ có thể làm nhẹ bớt tội lỗi.
Ngày nay người ở thành phố, nhà cửa chật chội thường cúng giỗ ở trên chùa để tiện việc mời khách và cũng đỡ vất vả cho gia đình.
Từ trên mới chỉ nói tới ngày giỗ của từng gia đình hoặc từng ngành họ. Nhiều gia đình họp thành một ngành và nhiều ngành họ thành một họ. Mỗi họ có một ông Tổ chung. Ngày giỗ ông Tổ gọi là ngày giỗ họ hoặc giỗ tổ.
Người trưởng tộc là việc làm giỗ, nhưng tất cả các ngành trong họ đều phải đóng góp
Người trưởng tộc được hưởng của hương hỏa của tổ tiên để lại. Theo luật lệ và tập quán, của hương hỏa không được bán, phải để gây hoa lợi dùng trong việc tế tự và cúng giỗ.
Mỗi họ đều có một nhà thờ Tổ. Giỗ tổ cũng tại nhà này.
Dẫu có của hương hỏa những ngày giỗ tổ, như trên đã nói, các hàng con cháu đều góp giỗ. Tiền cúng giỗ còn thừa sẽ dùng sắm sửa tự khi hay trang hoàng nhà thờ.
Ngày giỗ tổ họ, trưởng các ngành chỉ hộ đều có mặt, trừ trường hợp bất đắc dĩ.
Nhiều họ lớn, trong ngày giỗ họ con cháu có mời phường bát âm tới tế lễ.
Về số tiền chung để góp giỗ, thường tính theo đầu người, nhưng chỉ đàn ông trên 18 tuổi mới phải nộp đàn bà và trẻ được miễn. Có nhiều họ, con gái không được dự giỗ họ, vì con gái khi lấy chồng sẽ thuộc họ khác, con dâu mới được tới dự giỗ.
Trong ngày giỗ họ, sau những nghi lễ và sau bữa ăn, các trưởng chi thường cùng nhau họp bàn công việc họ.
Ngày giỗ họ, không có mời khách khứa, chỉ có con cháu trong họ cúng lễ và ăn uống với nhau. Tuy không mời khách, nhưng vì con cháu đông nên ngày giỗ họ bao giờ cũng linh đình to tát.
Có họ to, nhân dịp ngày giỗ, làm như một ngày hội, mời phường chèo, phường múa rối tới múa hát cho con cháu xem.
Ngày giỗ họ là dịp duy nhất trong năm để cả họ họp mặt. Trong dịp này, các vị có tuổi thường kể cho con cháu nghe những công trạng, sự nghiệp của ông Tổ, lẽ tất nhiên là có nhiều điểm thêm bớt để con cháu được lấy làm vẻ vang về ông Tổ mà họ cố noi gương.
Ngày giỗ đã là một ngày kỷ niệm, tất nhiên con cháu phải nhớ ngày kỷ niệm ấy cúng giỗ.
Vậy mà vẫn có những người không ai cúng giỗ! Đó là những người chết đường chết chợ, không có bà con thân thích, hoặc những người tuy có bà con nhưng không phải dòng trục hệ. Những người này thường là những người đã không con lại không của. Những người có của thường lấy một người cháu trong họ để lập tự, nghĩa là lập người để hương khỏi cho mình. Người được chọn lập tự sẽ được thừa hưởng gia sản của người đứng lập mình ăn thừa tự. Gia sản này sẽ là của hương hỏa để dùng trong việc thờ phụng và cúng giỗ.
Tục ta tin rằng những người không ai cúng giỗ phải đi cướp cháo lá đa trong những lễ cúng cô hồn thường được tổ chức những dịp vào hè hoặc ra hè, cũng như những dịp rằm tháng bảy hoặc cuối năm!
Đi cướp cháo lá đa là một điều cực khổ cho vong hồn người chết; những người không con thường bị kẻ thù sỉ và là đồ cướp cháo lá đa!
Cướp cháo lá đa là thế nào?
Trong những lễ cúng cô hồn, người ta lấy lá đa làm thành những chiếc bồ đài đồ cháo vào mà cúng.
Những cô hồn, những ma đói, ma khát không ai cúng giỗ thường chầu chực ở những lễ cúng cô hồn này xông vào cướp lấy chút cháo ăn!
Những đền chùa, những nhà từ tâm thường hay tổ chúc những lễ cúng cô hồn, cốt để những vong hồn không ai hương khói có nơi tới phối hưởng.
Nhiều người không có con trai cúng giỗ, cũng không lập tự vì không phải ngành trưởng và cũng nghĩ rằng, kẻ ăn thừa tự sau này vẫn có thể bỏ giỗ mình được, hay nếu không thì con cháu kẻ ấy cũng sẽ bỏ giỗ mình, cũng không muốn sau khi chết phải đi chịu cảnh cướp cháo lá đa! Sẵn tiền của, những người này mua ruộng nương cúng vào họ. vào chùa, vào đền hoặc định để về sau khi trăm tuổi, họ, chùa đền hoặc định sẽ cúng giỗ.
Những giỗ cũng như vậy gọi là giỗ hậu.
Tại nhiều làng trong hương ước có ghi cả khoản mua hậu, nghĩa là người nào muốn sau này làng cúng giỗ phải bỏ tiền ra mua sự cúng giỗ đó với làng. Tiền mua hậu nộp vào quỹ làng để săm thêm tư khí, mở đền đình hoặc dùng trong việc công ích khác.
Mua hậu có thể mua bằng tiền hay ruộng nương
Những người mua hậu có thể phòng sẵn cả việc trăm tuổi của mình, nhờ làng nước chùa chiền hoặc họ làm ma. Họ sẽ cùng một số tiền hay một số ruộng về việc này.
Trong những ngày giỗ hậu tại nhà thờ họ thì trưởng tộc cúng giỗ và có mời một số con cháu trong họ tới dự giỗ.
Tại đình các hương chức quan viên cũng giỗ, rồi cùng nhau chia phần hưởng lộc hậu, ăn uống ngay tại đình hoặc mang về.
Giỗ hậu cúng ở nơi nhà hậu, một căn nhà riêng tại các đình chùa dùng để làm giỗ hậu.
Người khấn giỗ tại đình thường là ông thủ từ hoặc ông tiên chỉ. Trong ngày giỗ hậu, ngoài việc cúng hưởng giỗ, dân làng cũng phải sắm lễ để cáo Thành Hoàng.
Tại chùa việc khấn vái do một vị sư đảm nhiệm. Ở đây trong ngày giỗ hậu có tụng kinh để cầu an cho vong hồn người khuất.
Qua các đoạn trên ta thấy việc cúng giỗ rất quan trọng đối với dân ta. Dân ta lại tin rằng khi cúng lễ phải do người đồng khí huyết với người khuất khấn vái hương hồn người khuất mới có thể phối hưởng được.
Trong việc lập tự phải theo thứ tự “chiêu mục” nghĩa là người dưới được thừa tự cho người trên, thí dụ như cháu thừa tự cho chú bác, em thừa tự cho anh, chú bác không thừa tự cho cháu, anh không được thừa tự cho em.
Tuy người thừa tự đã lập rồi, nhưng nếu vì tính hạn xấu da, vẫn có thể bỏ đi để lập người khác, gọi là lập hiền hay lập ái.
Người được lập thừa tự tức là con nuôi người lập nên phải ăn ở với cha mẹ nuôi như với cha mẹ đẻ, phải chịu mọi bổn phận của người con đẻ, không được tự ý bỏ cha mẹ nuôi để về nhà mình.
Trong trường hợp cha mẹ nuôi sau khi đã lập tự mới sinh được con trai, người con thừa tự có thể về ở với cha mẹ đẻ mình, hay có thể cứ ở lại với cha mẹ nuôi, sẽ được hưởng một phần gia tài như con đẻ.
Trong khi lập tự không được dùng con độc đinh hoặc con trưởng, vì những người con này còn phải giữ việc khói hương của chính cha mẹ đẻ.
Người đàn ông không con, không lập tự lúc sống, lúc chết rồi, vợ có bổn phận thỏa hiệp với tộc trưởng để lập tự lấy người cúng giỗ cho chồng và gia tiên nhà chồng.
Những người đã hỏi vợ nhưng chưa cưới hay mới cưới vợ, nhưng chưa có con chẳng may chết sớm, cha mẹ lập tự cho con, nhưng với điều kiện đã đến tuổi trưởng thành rồi.
Những người chết yểu chưa trưởng thành không được lập tự. Những người này được thờ phụng tại bàn thờ chung của gia đình, cũng có khi linh thiêng được thờ riêng làm ông mãnh và việc cúng giỗ do con trưởng nhớ mà cúng cho.
Những người con nuôi lập tự phải đồng khí huyết với cha mẹ nuôi. Tục không cho lập từ những con nuôi khác họ, những người này chỉ là những nghĩa tử, xưa không được hưởng đủ quyền lợi như con đẻ.
Con rể không được thừa tự cha mẹ vợ. Nếu người con rể ở rể khi cha mẹ vợ chết phải chọn người đồng tông lập tự
Việc lập từ ngày nay chỉ còn tồn tại ở một số các địa phương và quan niệm lập tự cũng ít nhiều thay đổi. Ta có câu “nam vô dụng nữ, vô tử dụng tôn”, nghĩa là không có con trai dùng con gái, không có thì dùng cháu.
Giờ đây tại nhiều gia đình không có con trai, con gái thường cúng giỗ cha mẹ, hoặc cũng có khi cháu ngoại cúng giỗ ông bà.
Trải qua mọi biến chuyển từ xưa tới nay, việc cùng giỗ đã thay đổi, việc lập tự cũng chịu ảnh hưởng nhiều.
Đã nói tới giỗ, không thể không đề cập các hậu điền và kỵ điên.
Hậu điền là ruộng hậu, nguyên là của tư của một người vì không có con cái, đem ruộng đó cho cả họ hoặc cả làng: xây nhà thờ, làm đình chùa v.v… Họ hoặc làng nhận ruộng, khi người hiến ruộng chết, họ hoặc làng sẽ cúng giỗ người này.
Kỵ điển là ruộng tư giao cho làng để cúng giỗ.
Có nhưng trường hợp, những người không có con trai,con gái sẽ mua ruộng cúng vào họ hoặc vào làng để họ hoặc làng sẽ làm giỗ cho cha mẹ mình,Những ruộng này gọi là kỵ điền. Trong HỌC LUẬT LỆ AN NAM, Thân Trọng Huề viết:
Kỵ điền là ruộng tư giao cho làng để kỵ giỗ cho minh hay là kỵ giỗ cho ông bà cha mẹ mình.
Của hương hỏa là của cải gia tiên để lại, lấy hoa lợi dùng trong việc thờ phụng và cúng giỗ. Không có con cháu nào có quyển phát mại của hương hỏa, và trong trường hợp bị tịch biên, của hương hỏa cũng được trừ lại.
Làm thế nào để nhớ hết những ngày giỗ từ ngũ đại trở xuống, cả giỗ chính lẫn giỗ phụ, giỗ phụ đây là ngày giỗ những ông mãnh bà cô, giỗ ông chú bà bác, chết yểu hoặc không có con cái giỗ tết do các người cháu lo. Nhiều người gia trưởng hàng năm phải cúng rất nhiều giỗ, khó nhớ cho hết.
Mỗi ngày giỗ đều được ghi trong một cuốn gia phả, tức là quyển sổ ghi chép tính danh, ngày sinh ngày tử và con cái của mỗi người. Mỗi gia đình đều có một cuốn gia phả. Quyển gia phả lại giúp người gia trưởng biết sự liên hệ giữa mình và người hưởng giỗ để khấn vái trong khi cúng.
Ở nhà quê quyển gia phả được giữ gìn rất cẩn thận, một biến cố xảy ra trong gia đình, sinh hoặc tử, đều có ghi thêm vào.
Đối với một người đã quá vãng, trong gia phả thường ghi rõ, ngoài tình danh, ngay sinh tử, tên các cụ sinh ra vị đó, tên hiệu, lên tục, tên hèm và các chức tước. Lại có ghi cả vị đó đã sinh ra những con nào, làm nên sự nghiệp gì.
Có nhiều gia đình trong quyển gia phả có ghi cả sinh quán, trú quán và nguyên quan của từng người…
Có nhiều người vì sinh kế hoặc vì một lý do nào khác, bỏ nhà ra đi rồi không trở về. cũng không có tên tục cho gia đình biết. Có người bị giặc bắt không tha, có người đi trận rồi bỏ mạng. Tất cả những người trên đối với gia đình đều coi như mất tích, và mất tích tức là chết.
Gia đình những người này tuy không làm ma. Không để tang, nhưng hàng năm thường có cúng giỗ, nhưng bao giờ người là cũng đợi một thời gian rất lâu mươi mười lăm năm hoặc phong phanh được tin người vắng mặt đã chết.
Ngày chết của người là đi không ai biết, và cũng không căn cứ vào đâu để biết cho đích xác được. Gia đình người này lấy ngày họ ra đi để cúng giỗ. Có nhiều nhà lại xin với nhà chùa cầu kinh siêu độ cho vong hồn người mất tích.
Đã có nhiều trường hợp, những người ra đi một thời gian rất lâu không về, người nhà cho đi tìm không thấy nên hàng năm vẫn cúng giỗ, nhưng rồi đột nhiên một ngày kia người đó trở về. Lễ tất nhiên là từ năm sau ngày giỗ không còn nữa.
Dù sao, việc cúng giỗ những người mất tích đã chứng tỏ sự nhớ thương lưu luyến của gia đình đối với người ra đi.
Những hài nhi yểu vong chết không được cúng giỗ nếu chúng chưa hiểu biết. Những trẻ chết dưới tuổi này, người ta cho rằng đó chỉ là những đứa trẻ lộn kiếp, chúng sẽ đi đầu thai ngay, nhất là những trẻ sơ sinh, hữu sinh vô dưỡng. Những trẻ này có khi là tiền oan nghiệp chướng của cha mẹ nên chúng đầu thai để báo hại, gây sự buồn phiền cho gia đình.
Đối với những trẻ sinh ra được ít lâu sau mới chết, người ta còn tin rằng cha mẹ chúng kiếp trước có nợ chúng, nên kiếp này chúng đầu thai vào để đòi đủ số nợ lại ra đi,
Nợ hết là chết, nên đối với những trẻ hài nhi này, sự cúng giỗ không cần.
Nhiều gia đình hiếm mộng thương con, dù chúng chết yểu dưới tuổi hiểu biết, tới ngày giỗ họ vẫn cúng để chúng khỏi trở thành những cô hồn, những ma đói ma khát.
Có nhiều bà sinh đẻ nhiều lần vẫn không nuôi được, cho là có ma ám ảnh, nhất là có giặc Phạm Nhan vào bắt con họ, nên lúc sinh con họ thường giết chó đen lấy máu vẩy khắp buồng đủ để trừ Phạm Nhan. Rủi những đứa con này vẫn chết, họ cho đó là con lũ mẹ Danh, nghĩa là bọn ma quỷ, lộn kiếp vào nhà họ, rồi lại đi. Đối với hạng hài nhi ấy, không bao giờ được cúng giỗ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Đám Giỗ trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ Tiên.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
– Sách Phong Tục Thờ Cúng Tổ Tiên trong Gia Đình Việt (NXB Văn Hóa Dân Tộc)
– Các nguồn tài liệu khác.
Tham khảo thêm:
Xin trân trọng cám ơn!