Một vài điều chú ý khi lập điện thờ Mẫu tại nhà

Việc thờ thánh tại gia xuất phát từ lòng mộ đạo của gia chủ, cùng với đó là căn cơ vào điều kiện, hoàn cảnh của mình, sự cân nhắc thích hợp hay không rồi khi đó hãy lập cảnh thờ cho nghiêm cẩn.

Chim Phượng 2

3 chú ý trước khi lập điện thờ

Việc lập điện thờ tại gia là việc quan trọng, do vậy trước khi lập cần phải cân nhắc kỹ một số điều như sau:

Thứ nhất: Phải chú trọng đến mệnh, tuổi của gia chủ, của thủ nhang có thích hợp để làm việc này hay khôngáảnh, chứ không phải ai muốn lập cũng được. Theo quan điểm của tác giả thì gia chủ lập điện ít nhất cũng phải là người đã ra trình đồng mở phủ (đã là thanh đồng), đã có thời gian gắn bỏ với tín ngưỡng Tứ Phủ, cũng như có sự hiểu biết nhất định về nghi thức lễ nghĩa trong việc thờ thánh.

Nếu không đáp ứng được những yêu cầu trên thì tốt nhất nên đợi đến một thời điểm thích hợp nới nên lập cửa điện tại gia. Vì nếu lập điện thờ tại gia mà vẫn chưa đủ hiểu biết về lễ nghi nguyên tắc thờ các vị thánh thì có thể gây ra cách hành lễ sai, không đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, như vậy hóa ra lại là có lỗi với Phật Thánh.

Thứ hai: phải suy nghĩ thấu đáo việc lập điện tư gia cần phải giữ gìn phép tắc lễ nghi lâu dài chứ không phải lập lên rồi bỏ một chỗ, như thế thành ra có lỗi với Phật Thánh. Thờ thánh tuy không cần quá cầu kỳ nhưng phải đủ thiết lễ, xuân thời tứ tiết, tháng đôi tuần trăng, ngày ngày thêu nhang dâng nước, sáng thỉnh chuông, chiều bài chuông.

Hơn nữa một năm cũng nên ít nhất có một hai lần thực hiện nghi lễ hầu đồng – một nghi lễ không thể thiếu trong tín ngưỡng Tứ Phủ. Vì vậy gia chủ cũng cần phải cân nhắc kỹ về việc có giữ được phép tắc của thủ nhang trong thời lâu dài hay không trước khi lập cửa điện tư gia.

Thứ ba: lập nên thì dễ thờ dữ lễ thì khó, đặc biệt cần cân nhắc cẩn thận về người kế tục mai sau khi tuổi già sức yếu. Nếu như gia cảnh không có người kế tục truyền đăng, lúc đó phải nghĩ kế giải điện, điều này thực tế không nên.

Nếu ví việc lập cửa điện tư gia giống như mời Phật Thánh đến nhà, thì việc giải cửa điện tư gia giống như đuổi Phật Thánh ra khỏi nhà. Do đó nếu phải giải điện thì đây là một vấn đề khó khăn và ít nhiều có thể để lại hậu quả không tốt. Đây cũng là điều mà gia chủ cần cân nhắc kỹ trước khi lập cử điện tại gia.

chu y khi lap dien tho Mau

5 chú ý sau khi lập điện thờ

Sau khi đã cân nhắc kỹ những điều ở trên, nếu gia chủ quyết định lập cửa điện tư gia thì gia chủ cũng cần để ý thêm một số điểm như sau:

Thứ nhất: điện thờ tư gia thì không cử phải xa hoa tráng lệ mà chỉ cần đảm bảo: trang nghiêm, thóang, sáng, hợp lý và sạch sẽ là được.

Thứ hai: việc thờ với hình thức như thế nào, rước tược thánh nào về thờ tại gia hay là thờ tranh, ảnh, hoặc chỉ thờ lô nhang cái đó là do kiến minh của vị thủ nhang cùng toàn thể gia chung. Việc thỉnh tượng là làm cảnh thờ thêm trang trọng, nếu không có điều kiện thì thỉnh tranh hoặc chỉ thờ lô nhang, long ngai – bài vị cũng là lịch sự đang hoàng.

Thứ ba: không cứ phải có cả tam tòa Mẫu hay rước đủ cả năm tòa quan lớn, tam phủ ông hoàng rồi tiên cô thánh cậu, quan ngũ dinh thần xà thì mới đầy đủ. Nếu thành tâm thì chỉ bố trí một pho tượng thánh Mẫu Liễu để thờ tại gia cũng không phải là sai. Thậm chí bốc cốt nhang cũng không nhất thiết phải thỉnh đủ cả hội đồng tam phủ, tứ phủ vạn linh mà chỉ cần những vị đại diện cũng là được.

Thứ tư: chuyện rước tượng từ đền thờ về cửa điện tư gia hay không cũng không thực sự quan trọng lắm. Nếu làm được lễ rước tượng từ một ngôi đền nào đó về điện tư gia là cái tốt, những nếu không có điều kiện thì chỉ cần bốc bát nhang ghi rõ duệ hiệu các vị thánh cũng không sai phép tắc.

Thứ năm: lập điện tại gia cũng cần quan tâm tới vị trí thờ tự, thờ riêng với đất ở hay thờ chung với đất ở, và dựa vào đó để có cách bố trí sao cho hợp lý và thích hợp.

Canh hoa trang

Tham khảo thêm

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về cấu trúc của Đền thờ và Điện thờ.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu.

Xin trân trọng cám ơn!

Hoa sen vàng