Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ lưu ly là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.
Lưu ly cũng gọi Phệ nỗ li dã, Phệ lưu li da, Bề trù lợi dạ, Phệ lưu li, Tì lưu li, Phiệt lưu li, Tì đầu lê. Một loại đá quí có nhiều màu như: Xanh, trắng, đỏ, đen, lục v.v… trong suốt như mắt mèo, là 1 trong 7 thứ báu.
Tính chất đặc biệt của lưu li là đồng hóa màu sắc của các vật khác. Tương truyền, màu xanh của da trời là do ngọc lưu li ở phía nam núi Tu di ánh hiện lên. Và Quan âm Lưu li trong 33 hóa thân của bồ tát Quan thế âm là biểu trưng đức đồng hóa lưu li mà ứng hiện ra đời để nhiếp hóa chúng sinh. Tuệ lâm âm nghĩa quyển 1 (Đại 54, 317 trung), nói: Ngọc lưu li tỏa ra ánh sáng màu xanh trong suốt làm cho các vật gần đó đều trở thành màu xanh. Viên ngọc cài trong búi tóc của trời Đế thích chính là loại ngọc báu này.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Lưu ly là gì.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Từ điển Phật Quang