Lục đạo là gì?
Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ lục đạo là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.
Ý nghĩa của từ Lục đạo
Phật học Tinh tuyển
Lục đạo là 6 thế giới trong đó chúng sanh luân hồi lưu chuyển sanh tử do nghiệp nhân thiện ác mình đã từng tạo ra, gồm có:
- 1. Địa Ngục
- 2. Ngạ Quỷ
- 3. Súc Sanh
- 4. Tu La
- 5. Con Người
- 6. Cõi Trời
Cũng có truyền thuyết theo thứ tự Địa Ngục, Súc Sanh, Ngạ Quỷ và quan điểm gộp chung Tu La vào Địa Ngục để trở thành Ngũ Đạo.
Gati vốn phát xuất từ động từ √gam, nguyên ý là “sự đi, con đường”, được dịch là “đạo” hay “thú”; tuy nhiên, trường hợp Lục Đạo thì có nghĩa là “cảnh giới, trạng thái sinh tồn”. Kết hợp với Tứ Sanh, có dụng ngữ Lục Đạo Tứ Sanh.
Lục Đạo là tông thể phân loại về 4 hình thức sanh ra gồm thai sanh, thai sanh, thấp sanh và hóa sanh, từ đó nó bao quát hết toàn bộ tồn tại luân hồi. Luân hồi trong Lục Đạo được gọi là Lục Đạo Luân Hồi. Từ khi Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc dưới thời Hậu Hán, quan niệm về Luân Hồi và Lục Đạo được tuyên truyền rộng rãi trong xã hội nước này và trở thành tác động to lớn đối với người dân Trung Quốc vốn mang chủ nghĩa hiện thế trung tâm. Đặc biệt, sức mạnh báo động có hình ảnh Địa Ngục đã sản sinh ra những đồ hình biến tướng của Địa Ngục vốn miêu tả thảm cảnh ở cõi này, các Minh Báo Ký lưu truyền những câu chuyện bị đọa xuống Địa Ngục, hay văn học truyền khẩu, v.v; và tạo ảnh hưởng rộng rãi cho mỹ thuật cũng như văn học. Chính Đạo Giáo cũng lấy tư tưởng Lục Đạo của Phật Giáo để hình thành nên quan niệm Lục Đạo tương tợ như vậy. Hơn nữa, quan niệm cho rằng phạm tội ở đời này sẽ bị luân hồi trong Lục Đạo đã trở thành cơ duyên làm cho mọi người thức tỉnh về tội nghiệp của tự thân; cho nên, dưới thời đại Nam Bắc Triều, rất nhiều bản văn sám hối cầu nguyện cho tội lỗi tiêu trừ đã được sáng tác ra. Khi tư tưởng mạt pháp từ cuối thời Nam Bắc Triều cho đến thời Tùy Đường được quảng bá, niềm tin về đức A Di Đà Phật, Địa Tạng, Quan Âm cứu độ chúng sanh thoát khỏi cảnh khổ bị luân hồi trong Lục Đạo trở nên rất thịnh hành. Từ thời Ngũ Đại cho đến nhà Tống, trên các bức bích họa ở động Đôn Hoàng thỉnh thoảng xuất hiện hình Lục Đạo.
Trong Thiên Thai Tông, tín ngưỡng về Lục Quan Âm được phối trí theo từng cảnh giới của Lục Đạo cũng khá phổ biến. Tại Nhật Bản, từ Lục Đạo, Địa Ngục, v.v., xuất hiện đầu tiên trong Nhật Bản Linh Dị Ký, nếu so sánh thì quan niệm về Lục Đạo rất lạc quan. Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ 10, theo đà băng hoại của Chế Độ Luật Lịnh, trong những biến động và chiến loạn của xã hội, tư tưởng mạt pháp và quán sát vô thường càng mạnh hơn thêm; từ đó, quan niệm về Lục Đạo trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, trong phần Lục Đạo Giảng Thức của bộ Vãng Sanh Yếu Tập cũng như Nhị Thập Ngũ Tam Muội Thức, Nguyên Tín có miêu tả về sự khủng khiếp của Lục Đạo và đã tạo ảnh hưởng khá lớn cho văn học cũng như mỹ thuật. Do đó, Bảo Vật Tập nói về nỗi khổ của Lục Đạo và khai thị 12 cửa vãng sanh, Bình Gia Vật Ngữ lấy sự sa thải của Lục Đạo trong Quán Đảnh Quyển để làm nội dung cho toàn quyển, hay Phương Trượng Ký làm cho liên tưởng đến những nghiệp khổ trong ác đạo thông qua các thiên tai như hỏa tai, gió lớn, nghèo đói, động đất, v.v., đều là những tác phẩm có ảnh hưởng sâu đến tư tưởng Lục Đạo. Mặt khác, từ giữa và cuối thời Bình An trở đi, các bức tranh bình phong cũng như tranh vẽ về Lục Đạo được phổ biến rộng rãi. Hiện còn lại một số tác phẩm tiêu biểu như Địa Ngục Thảo Chỉ, Ngạ Quỷ Thảo Chỉ, Bệnh Thảo Chỉ, v.v., thuộc hậu bán thế kỷ 12.
Hơn nữa, vào thời kỳ biến động và chiến loạn, tín ngưỡng về Lục Quan Âm cũng như Địa Tạng phát triển rộng khắp. Đặc biệt, Địa Tạng được gọi là “bậc có thể hóa độ chốn Lục Đạo”, đến thế kỷ thứ 11 thì tín ngưỡng Lục Địa Tạng cho rằng ngài có mặt khắp các cõi để cứu độ hết thảy chúng sanh, được hình thành. Đến cuối thời Liêm Thương trở đi, kết hợp với Thần Tạ Ơn, Thần Tổ Đạo, tại các ngã tư đường cũng như cửa vào mộ địa, người ta có đặt 6 bức tượng Địa Tạng. Những ngã tư như vậy được xem như là nơi người chết phân chia theo sáu đường, cho nên có tên gọi là “Ngã Tư Lục Đạo”. Như trong Phật Thuyết Dự Tu Thập Vương Sanh Thất Kinh có câu: “Bi tăng phổ hóa thị uy linh, Lục Đạo luân hồi bất tạm đình, giáo hóa yếm khổ tư an lạc, cố hiện Diêm La Thiên Tử hình (buồn thêm hóa độ hiện oai linh, sáu nẻo luân hồi chẳng tạm dừng, giáo hóa bỏ khổ vui an lạc, nên hiện Diêm La Thiên Tử hình)”
Rộng mở tâm hồn
Lục đạo cũng gọi là lục thú, sáu đường luân hồi, sáu nẻo luân hồi, bao trùm tất cả mọi loài chúng sanh. Đó là: cõi trời, cõi người, cõi a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Hết thảy chúng sanh trong vòng luân hồi đều rơi vào một trong sáu nẻo này, tùy theo nghiệp lực.
Từ điển Phật Quang
Lục đạo là sáu đường mà chúng sinh đi tới để thụ sinh tùy theo nghiệp đã tạo. sáu đường ấy là:
- địa ngục đạo
- ngã quỉ đạo
- súc sinh đạo
- tu la đạo
- nhân gian đạo
- thiên đạo
Trong 6 đường này, 3 đường trước gọi là tam ác đạo, 3 đường sau gọi là tam thiện đạo. Sự thêm bớt đối với lục đạo tùy theo bộ phái mà có khác. theo luận đại tì bà sa quyển 172 và luận đại trí độ quyển 10, thì thuyết nhất thiết hữu bộ bỏ bớt a tu la đạo, chỉ nói ngũ đạo, độc tử bộ và các bộ khác thì lập lục đạo. trung quốc và nhật bản cũng theo thuyết lục đạo. ngoài ra, theo ma ha chỉ quán quyển 5 phần trên, thêm thanh văn, duyên giác, bồ tát và phật vào lục đạo thì gọi là thập giới
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Lục đạo là gì.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo
- Phật học Tinh tuyển
- Rộng mở tâm hồn
- Từ điển Phật Quang