Huyền cơ là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ huyền cơ là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Huyền cơ

Huyền cơ có hai nghĩa khác nhau.

1. Huyền cơ có nghĩa là ý trời (thiên cơ).

Như trong Trần Thư, chương Cao Tổ Kỷ Hạ, có câu: “Cao Tổ nãi đạo huyền cơ nhi phủ mạt vận (vua Cao Tổ bèn theo ý trời mà an ủi mạt vận)”.

Hay trong hồi thứ nhất của Hồng Lâu Mộng cũng có câu: “Thử nãi huyền cơ, bất khả dự tiết ( thiên cơ thế này, không thể tiết lộ)”.

2. Huyền cơ có nghĩa lý vi diệu, thâm áo.

Như trong bài thứ 3 của Đạo Gia Tứ Thủ Phụng Sắc Soạn do Trương Thuyết (667-730) nhà Đường sáng tác có câu: “Kim lô thừa đạo quyết, ngọc điệp khải huyền cơ (lò vàng vâng bí quyết, điệp ngọc mở lý mầu)”.

Hay trong Kiến Trung Tĩnh Quốc Tục Đăng Lục quyển 18, phần Đối Cơ Môn, Hàng Châu Phật Nhật Sơn Trí Tài Thiền Sư Pháp Từ, lại có đoạn: “Bất tu biện vọng cầu chơn, bất dụng tị huyên thủ tĩnh, nhân nhân cảo nhật đương không, xứ xứ huyền cơ độc hồi (chẳng nên bỏ vọng tìm chân, không cần lánh ồn lấy tĩnh, người người trời sáng trên không, chốn chốn huyền cơ hiện rõ)”.

Hoặc trong bài tựa của Tiêu Thích Kim Cang Kinh Khoa Nghi Hội Yếu Chú Giải quyển 1, cũng có câu: “Toát huyền cơ ư chưởng ác, phát diệu nghĩa ư ngôn tiền (nắm huyền cơ nơi bàn tay, phát diệu nghĩa nơi lời nói)”.

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Huyền cơ là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Phật học Tinh tuyển

Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.