Hữu vi là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ hữu vi là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Hữu vi

Hữu vi có ý nghĩa chỉ tất cả những hiện tượng, vạn vật chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Ðặc điểm chính của những Pháp hữu vi này là Thành, Trụ, Hoại, Diệt. Vì thế nên tất cả những gì hữu vi đều trống rỗng (Không), Vô thường, không có tự tính; bám vào chúng là Khổ.

Trong Tiểu thừa, người ta thường dùng những pháp hữu vi để giảng nghĩa tính chất vô thường của cuộc sống. Ðại thừa áp dụng danh từ hữu vi vào tất cả những hiện tượng vật chất, tâm lí của thế giới và con người. Ðây chính là nguồn gốc của giáo lí tính Không của Trung quán tông và học thuyết “Nhất thiết duy tâm tạo” của Duy thức tông.

Tuy nhiên, cách phân chia các pháp theo hữu vi, vô vi thay đổi theo từng tông phái (Pháp tướng tông, Câu-xá tông).

Kinh Kim cương bát-nhã ba-la-mật-đa có ghi lại (Kim cương tứ cú):

Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.
*Các pháp hữu vi ấy
Như chiêm bao huyễn mị
Bọt bèo bóng chớp mù
Nên tưởng đều như vậy.

Huu vi la gi

Khang Hữu Vi là gì?

Khang Hữu Vi là học giả, chính trị gia sống vào cuối thời nhà Thanh, tự là Quảng Hạ, hiệu Trường Tố, xuất thân Huyện Nam Hải, Tỉnh Quảng Đông.

Ông trợ giúp vua Quang Tự thực hiện chính sách Biến Pháp Tự Cường, nhưng thất bại; sau đó, ông chủ trương Chế Độ Quân Chủ Lập Hiến để đối lập với cuộc vận động cách mạng của Tôn Văn. Ông rất tinh thông về Công Dương Học và có viết một số tác phẩm như Đại Đồng Thư, Khổng Tử Cải Chế Khảo, v.v.

Pháp hữu vi là gì?

Những pháp có hình tướng, số lượng, có thể suy lường và dùng lời nói văn tự diễn tả được, đều gọi là pháp hữu vi.

Hữu vi pháp là gì?

Hữu vi pháp có những ý nghĩa sau:

1. Những hiện tượng biểu thị khác nhau được tạo ra như một tổng hợp của nhân và duyên. Những hiện tượng hình thành do nhân duyên, những gì sinh khởi, biến dịch và hoại diệt. Các pháp được tạo tác.

2. Các pháp hữu vi. Còn có nghĩa là năm uẩn: sắc, thụ tưởng, hành, thức, tất cả các yếu tố được tạo thành do các điều kiện.

3. Nhiễm ô, phiền não.

4. Những gì nhất thời và giả tạm.

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Hữu vi là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Từ điển Phật học Anh-Hán-Việt
  • Từ điển Đạo uyển
  • Phật học Tinh tuyển
  • Ngữ vựng Danh từ Thiền học
Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.