Huệ nhãn là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ Huệ nhãn là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Ý nghĩa của từ Huệ nhãn

Có ba nghĩa khác nhau.

1. Huệ nhãn là thuật ngữ Phật Giáo, chỉ cho một trong Ngũ Nhãn, tức là con mắt trí tuệ của Nhị Thừa; cũng chỉ chung cho trí tuệ có thể chiếu thấy rõ thật tướng của các pháp.

Như trong Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, quyển Trung, Phẩm Nhập Bất Nhị Pháp Môn có giải thích về Huệ Nhãn rằng: “Thật kiến giả thượng bất kiến thật, hà huống phi thật, sở dĩ giả hà ? Phi nhục nhãn sở kiến, Huệ Nhãn nãi năng kiến, nhi thử Huệ Nhãn, vô kiến vô bất kiến, thị vi nhập Bất Nhị pháp môn (cái thấy thật còn không thấy thật thay, huống gì chẳng phải thật, vì cớ sao vậy ? Chẳng phải mắt thịt thấy được, mà Huệ Nhãn [con mắt trí tuệ] mới có thể thấy, mà Huệ Nhãn này, không thấy và không phải không thấy, đó là đi vào pháp môn Không Hai).”

Hay trong bài thơ Tặng Am Trung Lão Tăng của Đường Thuận Chi (1507-1560) nhà Minh có câu: “Nghiệp tịnh Lục Căn thành Huệ Nhãn, thân vô nhất vật ký mao am (nghiệp sạch Sáu Căn thành Huệ Nhãn, thân không một vật gởi am tranh).”

Trong Viên Giác Kinh Giáp Tụng Tập Giải Giảng Nghĩa còn cho biết rằng: “Thâm ngộ luân hồi tức Huệ Nhãn, phân biệt tà chánh tức Pháp Nhãn; nhiên Huệ Nhãn chứng chơn, Pháp Nhãn đạt sự; hựu Huệ Nhãn tức Căn Bản Trí, Pháp Nhãn tức Hậu Đắc Trí (biết sâu luân hồi tức là Huệ Nhãn, phân biệt đúng sai tức là Pháp Nhãn; tuy nhiên Huệ Nhãn thì chứng chơn, Pháp Nhãn thì đạt về sự; lại nữa, Huệ Nhãn tức là Căn Bản Trí, Pháp Nhãn tức là Hậu Đắc Trí).”

2. Huệ nhãn là Nhãn lực nhạy bén, tinh anh. Như trong tập Âu Bắc Thi Thoại, bài Ngô Mai Thôn Thi của Triệu Dực (1727-1814) nhà Thanh có câu: “Thử thi nhân huệ nhãn, thiện ư thủ đề xứ (con mắt nhạy bén của nhà thơ này, khéo ở chỗ nắm bắt đề tài).”

Hay trong tập Dạ Thu Vũ Đăng Lục, Truyện A Hàn của tiểu thuyết gia Tuyên Đỉnh (1832-1880) nhà Thanh lại có câu: “Nhi Hàn năng ư phong trần trung độc cụ tuệ nhãn, nữ hiệp dã (mà trong phong trần, riêng một mình A Hàn có thể có đủ con mắt tinh anh, đúng là nữ hiệp vậy).”

3. Huệ nhãn chỉ cho tròng mắt đẹp. Như trong tập đề vịnh Hồng Vi Cảm Cựu Ký do Phó Truân Cấn (1883-1930, tự Văn Lương) sáng tác, có câu: “Năng tương huệ nhãn khán tài tử, khảng khái bi ca úy tịch liêu (, thường lấy mắt đẹp nhìn tài tử, hăng hái buồn ca sợ tịch liêu).”

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Huệ nhãn là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.