Hắc bạch là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ Hắc bạch là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Hắc bạch

Hắc Bạch gọi đủ Hắc nghiệp, Bạch nghiệp. Chỉ cho ác nghiệp và thiện nghiệp.

Hắc Bạch còn có nghĩa là hình tròn đen, trắng được dùng để giải thích 2 vị Chính và Thiên trong Động sơn ngũ vị của thiền sư Động sơn Lương giới, tổ khai sáng của tông Tào động. Ngài Động sơn Lương giới chia quá trình khai ngộ của người học đạo làm 5 giai đoạn: Chính trung thiên, Thiên trung chính, Chính trung lai, Thiên trung chí và Kiêm trung đáo. Trong đó, Chính là pháp chân như, bình đẳng, tuyệt đối, được tượng trưng bằng màu đen; Thiên là pháp sinh diệt, sai biệt, tương đối, được tượng trưng bằng màu trắng. Chính trung thiên trong Ngũ vị được tượng trưng bằng hình tròn , sự chứng ngộ ở giai đoạn này lấy hiện tượng giới làm chủ, nhưng hiện tượng giới được thấy ở đây đã được nhận là cảnh giới của Ngã tuyệt đối. Thiên trung chính trong Ngũ vị được tượng trưng bằng hình tròn , ở giai đoạn này, kiến giải phân biệt không còn vẻ mạnh mẽ nữa, tất cả hiện tượng giới đã dần dần mờ nhạt. Từ sau khi thuyết Động sơn ngũ vị được coi trọng, thì trong Thiền lâm, đặc biệt là tông Tào động, từ Hắc bạch được dùng chung với những từ ngữ khác, như: Hắc bạch vị phân, Hắc bạch kí phân, Hắc bạch giao hỗ, Hắc bạch khuyên nhi, v.v…

Hắc bạch vị phân: Đen trắng chưa chia. Có 2 nghĩa:

1. Biểu thị vị Chính, Thiên khi chưa phân định, tức là sự chứng ngộ của người học vẫn chưa tiến đến giai đoạn Ngũ vị. Cho nên cũng gọi là Hắc bạch vị triệu, Hắc bạch vị giao thời.

2. Biểu thị Chính, Thiên chưa hiển hiện tướng sai biệt, nên cũng gọi là Âm dương vị phân, Thiên địa vị khai, Trẫm triệu vị manh. Hắc bạch kí phân: Đen trắng đã chia. Biểu thị Chính vị và Thiên vị đã phân biệt rõ ràng, nhưng vẫn tác dụng giao thoa lẫn nhau. Lúc đó là trong Chính có Thiên (tức Chính trung thiên), trong Thiên có Chính (tức Thiên trung chính), cho nên cũng gọi là Hắc bạch giao hỗ (đen trắng giao thoa nhau).

Hắc bạch khuyên nhi: Chỉ cho Thiên trung chí và Kiêm trung đáo. Hình vẽ được tượng trưng bằng vòng tròn trắng và đen . Từ Hắc bạch khuyên nhi này là gọi chung toàn bộ hình tướng của Ngũ vị, đồng thời, cũng là từ ngữ được dùng thay cho Động sơn ngũ vị.

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Hắc bạch là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.