Đảnh lễ là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ đảnh lễ là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Đảnh lễ

Đảnh lễ tức hai đầu gối, hai cùi chỏ và đầu chạm đất, lấy đỉnh đầu lạy xuống, tiếp xúc với hai chân của đối tượng mình đảnh lễ. Khi hướng tượng Phật hành lễ thì nâng hai tay quá đầu, để khoảng trống, biểu hiện tiếp xúc với bàn chân đức Phật. Hình thức đảnh lễ này còn gọi là Đầu Đảnh Kính Lễ (đỉnh đầu kính lạy), Đầu Diện Lễ Túc (đầu mặt lạy dưới chân), Đầu Diện Lễ (đầu mặt lạy); đồng nghĩa với Ngũ Thể Đầu Địa (năm vóc gieo xuống đất), Tiếp Túc Lễ (lạy chạm chân).

Hình thức này thể hiện sự sùng kính tối cao của Ấn Độ, lấy cái cao nhất của mình là đỉnh đầu, kính trọng cái thấp nhất của người khác là chân.

Như trong Tán A Di Đà Phật Kệm có đoạn: “Phật quang chiếu diệu tối đệ nhất, cố Phật hựu hiệu Quang Viêm Vương, Tam Đồ hắc ám mông quang khải, thị cố đảnh lễ Đại Ứng Cúng (hào quang Phật tỏa sáng bậc nhất, nên Phật có hiệu Quang Viêm Vương, Ba Đường tăm tối mong soi tỏ, cho nên kính lễ Đại Ứng Cúng)”. Hay trong bài Thơ Thu Nhật Du Đông Sơn Tự Tầm Thù Đàm Nhị Pháp Sư của Huệ Tuyên nhà Đường lại có câu: “Tâm hoan tức đảnh lễ, đạo tồn nhưng mục kích (tâm vui tức kính lễ, đạo còn như mắt thấy)”. Hoặc trong Thủy Hử Truyện, hồi thứ 42 có đoạn: “Tống Giang tại mã thượng dĩ thủ gia ngạch, vọng không đảnh lễ, xưng tạ thần minh tỉ hựu chi lực (Tống Giang ở trên ngựa lấy tay đưa lên trán, hướng giữa trời vái lạy, cảm tạ sức trợ giúp của thần minh)”.

Ngoài ra, đảnh lễ cũng thể hiện sự sùng bái, kính phục. Như trong bộ tiểu thuyết Khách Song Nhàn Thoại của Ngô Xí Xương nhà Thanh có câu: “Sĩ đại phu thiên đảnh lễ bội phục, đại chúng vô bất thế khấp tán hoan (hàng sĩ đại phu đều sùng bái bội phục, đại chúng chẳng ai mà không rơi lệ khen ngợi vui mừng)”

Phật học Tinh tuyển

Canh hoa trang

Chí tâm đảnh lễ là gì?

1. Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Lượng Quang Như Lai

2. Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Biên Quang Như Lai

3. Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Ngại Quang Như Lai

4. Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Đối Quang Như Lai

5. Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Diệm Vương Quang Như Lai

6. Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Thanh Tịnh Quang Như Lai

7. Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Hoan Hỷ Quang Như Lai

8. Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Trí Huệ Quang Như Lai

9. Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Nan Tư Quang Như Lai

10. Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Bất Đoạn Quang Như Lai

11. Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Xưng Quang Như Lai

12. Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Siêu Nhựt Nguyệt Quang Như Lai

Từ điển Phật học Việt Anh – Thiện Phúc

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu đảnh lễ là gì

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Phật học Tinh tuyển
  • Từ điển Phật học Việt Anh – Thiện Phúc
Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.