Chân tướng là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ Chân tướng là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Ý nghĩa của từ Chân tướng

Chân tướng tức bản tướng (hình tướng gốc), thật tướng (hình tướng thật), bản lai diện mục (mặt mũi xưa nay) của sự vật, vạn pháp.

Trong Lăng Già A Bạt Đa La Bảo Kinh Chú Giải quyển 1 định nghĩa rằng: “Chơn tướng giả, tùy duyên bất biến, thể tánh chơn tịnh dã (chơn tướng là tùy duyên không thay đổi, thể tánh trong sạch).” Hay trong Tục Thanh Lương Truyện quyển Hạ có đoạn: “Thứ nhật, cúng dường chơn dung cập chư Thánh tượng dĩ; ngọ hậu, hiện Bồ Tát đại chơn tướng, ư bạch vân chi đoan (ngày hôm sau, khi cúng dường chơn dung và các tượng Thánh xong; sau buổi trưa, hiện hình tướng thật to lớn của Bồ Tát, nơi đầu đám mây trắng).” Hoặc trong Vi Lâm Thiền Sư Lữ Bạc Am Cảo quyển 4, bài Thế Tôn Chiên Đàn Thụy Tượng Tán, lại có câu: “Như Lai chơn tướng nguyên vô tướng, xảo tượng như hà khắc đắc thành (Như Lai chơn tướng vốn không tướng, thợ khéo làm sao khắc được thành).”

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Chân tướng là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Phật học Tinh tuyển