Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ chân thân là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.
Chân thân có nghĩa là Pháp thân của chư Phật.
Luận Đại trí độ quyển 30 (Đại 25, 278 thượng), nói: Phật thân có hai thứ, một là Chân thân, hai là Hóa thân. Chúng sinh mà thấy được chân thân của Phật thì không một nguyện gì không được thỏa mãn. Chân thân của Phật tràn khắp hư không, ánh sáng chiếu khắp mười phương, tiếng nói pháp cũng vang khắp mười phương vô lượng hằng sa thế giới, đại chúng trong các thế giới ấy đều cùng lắng nghe pháp và tiếng nói pháp của Phật không dứt. Chỉ trong khoảnh khắc, từ chỗ nghe mà được tỏ ngộ. (…) Các pháp do thân Pháp tính của Phật nói, trừ Bồ tát ngôi Thập trụ ra, các bậc Tam thừa không ai có thể hiểu được. Vì Bồ tát Thập trụ nhờ trí lực phương tiện chẳng thể nghĩ bàn mới có thể lắng nghe và ngộ được. Còn chúng sinh nào được thấy Pháp thân Phật thì phiền não ba độc tiêu tan, các nỗi khổ nóng lạnh đều diệt, không một nguyện vọng nào không được thỏa mãn.
Luận Nhiếp đại thừa (bản dịch đời Ngụy) quyển thượng (Đại 31, 97 thượng), nói: Có ba loại Phật thân, một là Chân thân, hai là Báo thân, ba là Ứng thân. Trong đây, Chân thân (thân Pháp tính) của luận Đại trí độ là nói về Báo thân, Chân thân của luận Nhiếp đại thừa là nói về Pháp thân. Lại trong Quán kinh sớ quyển 3, ngài Thiện đạo gọi phép quán Phật A di đà thứ chín được nói trong kinh Quán vô lượng thọ là Chân thân quán.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Chân thân là gì.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Phật Quang Đại từ điển