Chấm Đồng Là Gì? Ai Mới Được Chấm Đồng?

Trong thế giới tâm linh huyền bí của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, chấm đồng là một nghi thức thiêng liêng, mang đậm màu sắc huyền bí. Từ khóa “chấm đồng” đang trở nên phổ biến trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok và Facebook. Nhiều người tự hào tuyên bố mình được “chấm đồng” từ thuở nhỏ, hoặc được một vị thần linh nào đó lựa chọn. Vậy thực chất chấm đồng là gì? Ai mới được chấm đồng? Hãy cùng chúng tôi giải mã bí ẩn về nghi thức tâm linh đặc biệt này.

Chấm Đồng – Sự Lựa Chọn Của Thần Linh

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, chấm đồng là dấu hiệu cho thấy một người được thần linh lựa chọn để trở thành đồng – người đại diện cho các vị thần trong các nghi lễ hầu đồng. Người được chấm đồng sẽ có khả năng kết nối với thế giới tâm linh, truyền đạt thông điệp của thần linh đến với con người.

Trước khi tìm hiểu về chấm đồng, chúng ta cần hiểu về căn sốcăn nhà Thánh. Đây là gốc rễ của một người có duyên với cửa Thánh, cửa Đình Thần Nam Việt. Có bốn hàng căn nhà Thánh:

  • Căn thừa nguyện lộn lại: Những người kiếp trước đã theo Thánh và kiếp này nguyện lộn lại tu tiếp.
  • Căn truyền thừa: Được truyền thừa từ đời này sang đời khác trong gia đình có truyền thống thờ Thánh, hầu Thánh.
  • Căn xuất thiên địa sinh: Hình thành từ khi thụ thai hoặc lúc sinh ra, do năng lượng vũ trụ, linh khí đất trời hun đúc.
  • Căn do duyên – do nghiệp: Do nghiệp của gia tiên, bản thân hoặc do duyên với nhà Thánh.

Xem chi tiết người có căn là gì và có những cấp độ nào?

Ai mới được chấm đồng?

Không phải ai có căn cũng được chấm đồng.

Hai hàng căn không cần chấm đồng

1. Căn thừa nguyện lộn lại: Họ đã có căn cơ tu đạo từ kiếp trước, không cần ai chấm đồng, tự khắc sẽ ra đồng khi thời điểm đến.

Người hành giả lộn lại để tu tiếp, người từng theo nhà Thánh kiếp trước, đánh trận hoặc đi hầu hạ nhà Thánh hoặc họ đã về cửa nhà Thánh rồi (tức là đã từng tu đạo Thánh rồi) nhưng muốn lộn lại tu tiếp.

Những người đó đã có căn cơ tu đạo tiền kiếp và là tu tốt, trở về để tu tập cao hơn. Bản chất họ trở về xác định là theo nhà Thánh, có căn cơ tu tập Thánh đạo từ sâu xa.

Họ tu tập 1, 2 hay nhiều kiếp thì chấm đồng chẳng để làm gì, họ không cần ai “chấm đồng”, Nhà Thánh cũng không hề “chấm đồng” họ. Bởi tên của họ đã có sẵn trong sổ sách, trong cửa tu đạo Thánh, nhiều vị còn từng có chức vị quả đạo tiền kiếp cao. Ai “CHẤM ĐÓNG” họ nữa?

Dù không hề “chấm đồng” nhưng bởi bản nguyên tu đạo sâu xa, bởi căn cơ tu đạo sâu dày nên dù không trước thì sau, dù ở nơi đâu miền tổ quốc nào, rừng sâu thăm hay đảo ngoài xa, dù là miền chưa nghe danh Tứ phủ, chưa biết Đình Thần Nam Việt, từ bé đến lớn chưa từng nghe lấy 1 câu hát văn, chưa từng xem 1 giá hầu thì khi thời điểm đến họ vẫn sẽ ra đồng – vì căn cốt và bản nguyên của họ có sẵn, thúc đẩy họ ra đồng. Và đã ra đồng là kiên quyết, chỉ trí trong tu đạo.

Những người này hiếm khi phá đạo hay gây bất cứ một ảnh hưởng gì cho đạo.

Thầy Trần

2. Căn truyền thừa: Ngay từ khi sinh ra, họ đã được mặc định là con nhà Thánh, sẽ kế tục sự nghiệp Thánh đạo của gia đình.

Bởi khí huyết dòng họ gia đình nhiều đời theo Thánh đạo hun đúc lên hàng căn này. Bản chất họ cũng là những chân linh tu đạo được gia tiên của dòng họ (đã theo đạo Thánh) kêu tấu và xin dẫn về đầu thai tại dòng họ này. Nên người có căn truyền thừa thì ngay khi sinh ra họ đã mặc định là con nhà Thánh, là người sẽ kế tục sự nghiệp Thánh đạo của gia đình. Họ không cần “chấm đồng”. Chỉ chờ thời điểm đến là ra đồng (cho đúng nghi lễ thủ tục) và tiếp tục truyền thống phụng sự nhà Thánh. Những người có căn truyền thừa ra đồng thường có tinh thần tu đạo cao, hiếm khi làm điều sai lệch bởi:

– Dòng họ gia đình nhiều đời phụng Thánh thường có quy tắc nghiêm luật trong hành xử, phụng sự, nghi lễ chuẩn chỉnh. Về phần dương luôn có sự thuận ủng hộ, giáo huấn dẫn đạo dạy đạo.

– Gia tiên và người hộ đạo phần âm rèn dũa từng chút một, khắt khe và luôn thường trực. Về âm phần khó có sự lệch lạc loạn tâm.

Thầy Trần

Hai hàng căn cần chấm đồng

  • Hàng căn xuất thiên địa sinh
  • Hàng căn duyên nghiệp mà vào

Lúc này ta mới nói đến hai từ “Chấm đông”.

Vậy ai là người chấm đồng?

Có 2 bậc chấm:

  • Đầu tiên là gia tiên chấm đồng.
  • Sau đó mới đến Nhà Thánh chấm đồng.

Những người thuộc 2 hàng căn này: gia tiên có nghiệp, gia tiên theo đạo có nghiệp, có nghiệp với quốc gia dân tộc, giống loài… dồn nghiệp về con cháu hoặc chính bản thân con cháu kiếp trước gây nghiệp (đặc biệt là nghiệp đạo, từng tu đạo nhưng phá đạo)… thì kiếp này phải gánh chịu hậu quả; hoặc gia môn có vấn đề “đứt đoạn truyền thừa” (nhà nhiều đời theo đạo Thánh nhưng 1 hoặc một vài đời không có người tiếp nối)… nay cần người có căn để tiếp nối truyền thừa đứt đoạn này… hoặc một vài trường hợp khác… thì gia tiên mới “chấm đồng” người có căn.

Sau đó hội đồng gia tiên trực tiếp bạch tấu với nhà Thánh xin Nhà Thánh ân duyên chấm đồng người được đề xuất để người này được cơ duyên theo cửa Thánh tu tập (như vậy lúc này nói là Nhà Thánh “duyệt chấm đồng” thì đúng hơn).

Số lượng những người được “chấm đồng” này hiện nay rất lớn. Chiếm số lượng đông đảo.

Những người này bởi cơ duyên tu đạo kiếp này là có nhưng không phải là căn sâu quả nặng nhiều kiếp và không phải là người đã tu tập tinh tấn lộn về tu cao hơn. Trong thần hồn của họ chưa có nhiều những vết khắc đạo học hoặc chăng có vết khắc đạo nhưng là nghiệp đạo (đã từng phá đạo)…

Những người này tâm tinh khó bình ổn, dễ loạn ảo, tâm tu đạo dễ xao động phải thực sự nỗ lực từng ngày từng giờ và phải rất kiên trì nếu không dễ sa vào Hoặc là sao nhãng việc tu đạo (chỉ chăm chăm vào hình thức chứ không có thực tế, đầu voi đuôi chuột…) hoặc là ngã đạo thậm chí phá đạo, ngựa quen đường cũ.

Những người căn cơ sâu đậm với cửa Thánh, những người tu tập tốt, những người có đạo tu trở về tu tập hoặc căn truyền thừa thì tự họ đã là con nhà Thánh. Không ai “chấm đồng” với họ cả.

Từ “chấm đồng” chỉ dành cho những người duyên nghiệp mà vào, căn xuất thiên địa sinh ở hàng căn nông, phần nhiều là những người nghiệp nặng, nghiệp gia tiên gia đình cùng bản thân rất nặng (căn nghiệp) mới phải để gia tiên “chấm đóng và tấu lên nhà Thánh xin “duyệt chấm đồng” để cầu ra với Nhà Thánh xin tu tập mong được: giải bớt oan nghiệp, lấy công chuộc tội mà thôi.

Chấm đồng là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Hiểu rõ về chấm đồng giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về nghi thức tâm linh này, tránh sa đà vào mê tín dị đoan.

Lưu ý:

  • Bài viết này được viết với mục đích cung cấp thông tin, kiến thức về tín ngưỡng thờ Mẫu.
  • Chúng tôi tôn trọng mọi quan điểm, tín ngưỡng của độc giả.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chấm đồng. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc ý kiến đóng góp nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm: