Càn khôn là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ càn khôn là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Càn khôn

Càn khôn là tên gọi 2 quẻ bốc của Dịch, trời và đất, âm và dương, nam và nữ, mặt trời và mặt trăng.

Biệt thị nhất càn khôn là gì?

Biệt thị nhất càn khôn Tiếng dùng trong Thiền lâm.

Biệt thị có hai ý: còn có cái khác, e ngại, là từ ngữ mang ý nghĩa nửa tin nửa ngờ, suy đoán. Biệt thị nhất càn khôn, hàm ý nói còn có trời đất khác. Trong Thiền lâm, cụm từ này được dùng để chỉ cho cảnh giới mở tỏ, vượt ngoài tình thức phân biệt.

Thung dung lục tắc 92 chép: Thu quyển dư hoài yếm sự hoa Qui lai hà xứ thị sinh nha (nhai) Lạn kha tiều tử nghi vô lộ Quải thụ Hồ công diệu hữu gia (Biệt thị nhất càn khôn). (Dịch ý: Thu cuốn lại còn ngán việc đời Quay về nhưng nào biết về đâu Tiều phu cán mục ngờ không lối(1) Lơ lửng Hồ công (2) có chỗ mầu.) Lại khi hình dung cái gia phong đặc biệt không có gì có thể so sánh được, thì gọi là Biệt thị nhất gia phong.

Bích nham lục tắc 60 chép: Công án viên lai vấn Triệu châu /Trường an thành lí nhậm nhàn du/Thảo hài đầu đới vô nhân hội(Dã hữu nhất cá bán cá, biệt thị nhất gia phong, minh đầu dã hợp, ám đầu dã hợp). (Dịch ý : Đem công án đến hỏi Triệt chu (châu)/ Trong thành Trường an mặc ngao du/ Giầy cỏ đội đầu không ai biết./ (Cũng có một người vượt trội, có gia phong riêng, sáng cũng hợp, tối cũng hợp))

Đời nhà Tấn bên Tàu có người tên là Vương chất, vào núi đốn củi, đứng xem hai ông tiên đánh cờ, xem hết một ván mà cái cán rìu cầm ở tay đã mục. Hồ công: vị tiên vào đời Hậu Hán bên Tàu. Hàng ngày ông đến chợ ngồi bán thuốc. Khi tan chợ, ông treo cái bình (hồ) đựng rượu trên cây rồi vào đó nằm nghỉ. Trong bình có cả trời đất trăng sao v.v… .

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Càn khôn là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Phật học Tinh tuyển
  • Từ điển Phật Quang