Biến thực chân ngôn là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ biến thực chân ngôn là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Biến thực chân ngôn

Biến thực chân ngôn là thần chú biến hóa ra các thức ăn cho các trời và quỉ đói. Cũng gọi Biến thực chú, Biến thực đà la ni.

Thần chú này được chép trong kinh Cứu bạt diệm khẩu ngã quỉ đà la ni (Đại 21, 465 thượng) như sau: Na mô tát phạ đát tha nghiệt đa, phạ lô chỉ đế, án, tam ba ra, tam bạt ra hồng.

Kinh này ghi chép khi đức Phật nói pháp ở Tăng già lam Ni câu luật na tại Ca tì la, lúc ấy, ngài A nan đang ngồi ở nơi thanh vắng tu tập thiền định, ban đêm, sau canh ba, chính ngài A nan thấy một quỉ đói Diệm khẩu (miệng lửa), thân hình xấu xí gầy đét, trong miệng lửa cháy, cổ họng nhỏ như mũi kim, đầu tóc rối bù, móng tay và răng dài, nhọn hoắt, trông rất đáng sợ. Quỉ Diệm khẩu bảo ngài A nan là 3 ngày sau Ngài sẽ chết và cũng rơi vào loài quỉ đói. A nan rùng mình sợ hãi liền hỏi quỉ đói làm cách nào để thoát được khổ? Quỉ Diệm khẩu mới chỉ bày cho ngài A nan, nói: nếu bố thí cho vô lượng quỉ đói và trăm nghìn tiên Bà la môn, rồi cúng dường Tam bảo cầu cho quỉ đói được sinh lên cõi trời, thì Ngài (A nan) sẽ được sống lâu thêm. Ngài A nan vội đến chỗ đức Phật, đem việc thấy quỉ đói bạch với đức Phật và xin Ngài chỉ dạy. Đức Phật liền vì ngài A nan mà tuyên nói đà la ni có vô lượng uy đức tự tại quang minh thù thắng diệu lực (tức Biến thực chân ngôn).

Theo Tiêu thích kim cương khoa nghi hội yếu chú giải quyển 2 chép, thì hành giả niệm chân ngôn này, hoặc ba biến, bảy biến, hoặc 21 biến, thì nhờ sức thần của chân ngôn, các vật cúng tự nhiên biến thành các thức ăn thơm ngon của các trời, đều có năm thứ hương vị và nhiều như cả núi Tu di. Làm phép biến thực này, trước hết dùng chân ngôn Tịnh pháp giới chữ Lam và bắt ấn Cát tường gia trì 21 biến để làm cho thức ăn được trong sạch, kế đó niệm Biến thực chân ngôn và sau cùng niệm Phổ cúng dường chân ngôn (Vạn tục 92, 137 hạ): Án, nga nga nẵng, tam ba phạ, phiệt nhật ra hồng. Ngoài ra, theo Oánh sơn hòa thượng thanh qui quyển hạ của Nhật bản nói, thì chân ngôn rảy nước được trì tụng trong hội cúng thí quỉ đói là (Đại 82, 446 trung): Nam mô tát phạ đát tha nghiệt đa, phạ lô chỉ đế, án, tam ma la, tam ma la hồng.

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Biến thực chân ngôn là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Từ điển Phật Quang

Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.