Bế quan là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ bế quan là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Ý nghĩa của từ Bế quan

Ý nghĩa Bế Quan theo Từ điển Đạo uyển

Bế quan là đóng cửa tâm (đồng nghĩa với sáu giác quan) lại để tu tập thiền định. Bế quan không có nghĩa là bỏ qua, trốn tránh những việc làm thế gian hàng ngày. Bế quan thật sự là không để cho những việc thế tục vương vấn tịnh tâm, làm việc nhưng không phụ thuộc vào kết quả.

Ý nghĩa Bế Quan theo Từ điển Phật Quang

Bế quan tức là đóng cửa không tiếp khách, ở yên tu hành. Đặc biệt chỉ vị thiền tăng chấm dứt mọi tiếp xúc, giảng dạy người khác, rồi một lòng một dạ ngồi thiền tu hành ở phòng riêng của mình. Phong tục bế quan rất thịnh hành trong giới Phật giáo Trung quốc.

Ngoài Thiền tông ra, những người tu hành thuộc các môn phái khác, như tông Tịnh độ, tông Hoa nghiêm… v.v… cũng thường bế quan. Trong thời gian bế quan, chỗ ở của các vị tu hành gọi là quan phòng. Trong thời kỳ bế quan, hành giả hoặc xem tạng kinh, hoặc nghiên cứu giáo pháp, hoặc chuyên tu một môn nào đó, tùy theo mục tiêu của mỗi người mà có khác nhau. Thời hạn cũng không nhất định, có người vài tháng, cũng có người vài năm. Nguyên tắc trong thời kỳ bế quan là không ra khỏi phòng. Bởi thế, ở bên ngoài quan phòng, phải có người giúp đỡ việc ăn uống, thuốc thang v.v… gọi là Hộ quan

Ý nghĩa từ bế quan bảo nhậm

Bảo nhậm là dứt trừ tập khí thế gian và xuất thế gian dần dần. Ví như nằm mơ khóc chảy nước mắt, khi tĩnh dậy vẫn cần phải lau nước mắt mới sạch được. (Nằm mơ dụ cho mê, tĩnh dậy dụ cho ngộ). Thiền tông nói: “Bất phá trùng quan bất bế quan”, là sau khi ngộ rồi muốn bảo nhậm bổn lai diện mục của tự tánh nên mới cần phải bế quan.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Bế quan là gì

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Từ điển Đạo uyển
  • Từ điển Phật Quang
  • Ngữ vựng Danh từ Thiền học
Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.