Bát phong là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ bát phong là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Ý nghĩa của từ Bát phong

Bát phong (Tám gió) nghĩa là tám pháp này là những cái người đời yêu và ghét, hay khêu động lòng người, cho nên dùng gió để ví dụ, gọi là bát phong. Nếu tâm có chủ, ở yên nơi chính pháp, không bị cái yêu cái ghét mê hoặc làm cho tâm loạn, thì không bị tám gió lay động.

Tám gió là :

1. Lợi, là lợi ích. Hễ cái gì có ích cho ta, đều gọi là lợi cả.

2. Suy, là suy diệt, phàm cái gì tổn hại cho ta, đều gọi là suy cả.

3. Hủy, là chê bai, vì ghét người ta mà dùng lời nói khác lạ để chê bai.

4. Dự, là khen ngợi, khi thích một người nào đó thì, tuy không có mặt người ấy, cũng dùng những lời tốt đẹp để khen ngợi.

5. Xưng, là tán tụng, vì tôn sùng một người nào đó, nên ở chỗ đông người đều tán tụng điều hay của người ấy.

6. Cơ, là dèm pha, nghĩa là vì ghét một người nào đó, nên vốn chẳng có chuyện gì cũng đặt điều như thật để dèm pha họ trước công chúng.

7. Khổ, nghĩa là gặp duyên ác, trong cảnh ngộ éo le, cảm thấy buồn khổ.

8. Lạc, hàm ý vui sướng. Nghĩa là gặp duyên tốt, cảnh ngộ tốt, thâm tâm đều vui sướng. Đại thừa vô sinh phương tiện môn (Đại 85, 1274) nói: Thân thể và tay chân, lặng yên không động đậy, tám gió thổi chẳng lay.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Bát phong là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Từ điển Phật Quang