Bần tăng là gì?
Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ bần tăng là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.
Ý nghĩa của từ Bần tăng
Bần tăng chỉ các tăng sĩ vô phúc nghèo khổ. Đây là lời tự nhún của tăng sĩ. Cũng gọi bần đạo (nghèo đạo), phạp đạo (thiếu đạo). Cùng nghĩa với Chuyết tăng (tăng vụng, ngu). Tăng sĩ dứt đạo tà, siêng tu tám đạo chính để cầu giải thoát, thường tự cho là nghèo đạo, thiếu đức, nên có lối xưng hô nhún nhường này.
Đại Tống tăng sử lược quyển hạ chép, các vị sa môn đời Hán, Ngụy, Lưỡng Tấn, đối với vua, hoặc xưng tên, hoặc xưng tôi, hoặc xưng bần đạo. Như các ngài Pháp khoáng dâng thơ lên Giản văn đế nhà Tấn, Chi độn dâng thơ xin về đất Diệm, Đạo an can gián vua Phù kiên v.v… đều tự xưng bần đạo. Người đời sau bắt chước dùng theo cách này.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Bần tăng là gì.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo từ điển Phật Quang