Đền Đậu An ở Hưng Yên là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng Ngũ Lão tiên ông và các vị thần tiên.
Tục xưa truyền rằng Chạ Xá (An Xá ngày nay) là một vùng đất sình lầy, rừng xanh hoang vu, có nhiều thú dữ. Một hôm Thiên tiên, Địa tiên mở cổng nhà trời xuống hạ giới, hướng dẫn dân lành khai phá đất hoang và phát triển nghề trồng lúa nước. Rồi, Ngũ lão tiên ông chính là người có công huy động dân làng khẩn hoang diệt thú, dựng “Thụy ứng Quán”.
Khi ấy, nơi đây chỉ đơn thuần là “Quán lều tranh” trên mảnh đất có hình dáng đầu Rồng, xung quanh có hồ nước bao bọc.
Sau này, ở triều Lý (1010 – 1225), có một vị vua đã lớn tuổi mà chưa có con trai để lập ngôi thái tử đã đi nhiều nơi cầu tự và cho xây nhiều đền, chùa.
Khi hoàng hậu về dự lễ hội và cầu tự tại “Thụy ứng Quán” được đắc tự, Thái hoàng Thái hậu đã cúng tiến xây dựng nơi đây thành tòa nhà lộng lẫy uy nghi. Kể từ đó “Thụy ứng Quán” càng được biết đến như một chốn linh thiêng.
Du khách thập phương ở khắp nơi đến đền để hưởng thuần phúc (cầu tài, cầu lộc, cầu phúc…)
Thiên Định năm xưa, Thụy ửng Ngọc Hoàng xuống hạ thế
Đất thiêng nghìn tuổi, điện đài thượng đế ngự đầu rồng.
Đền Đậu An có kiến trúc kiểu chữ Đỉnh gồm 3 tòa tiền tể, thượng điện và hậu cung.
Chất liệu tạo nên ngôi đền được tạc từ những khối đá nguyên khối. Phần lớn nguyên liệu làm đền là từ gỗ lim, nhưng tại cung Đệ nhất và Đệ nhị của tòa thượng điện lại được làm bằng đá, có tấm nặng tới hàng chục tấn được các nghệ nhân và thợ thủ công đương thời chạm khắc long cuốn thủy tinh xảo từ cột trụ, câu đối, hoành phi tới bức tường.
Tháp Cửu trùng bằng đất nung được xây dựng từ thời Lý — Trần. Họa tiết và chất liệu của tháp vừa có dáng dấp tháp đình bảng, vừa có nét Chăm Pa, khắc hình cánh sen, chim thần Gara. Tháp cao chín tầng biểu thị chín tầng mây cao vời vợi của chốn cửu trùng
Nhang án (bệ hoa sen) bằng đất nung đặt trong cung cấm, có cùng niên đại với tháp Cửu trùng.
Khánh đá cố niên hiệu Vĩnh Trị, chuông đồng niên hiệu Cảnh Hưng
Hai tấm bia đá thời Lý, Nguyễn ghi lại niên đại kiến trúc và những người có công tôn tạo, mở rộng trùng tu đền
Lễ hội Đậu An được tổ chức từ ngày 6 đến 12, tháng 4 (âm lịch). Trong đó ba ngày 6, 7 và 8 là ngày hội chính.
Ngày 6 Khai hội : Nhân dân tổ chức dâng hương bái yết Ngọc Hoàng. Lễ dâng hương có sự hiện diện của Thiên tiên, Địa tiên và Ngũ Lão tiên ông.
Ngày 7 rước kiệu: Các kiệu thờ Thiên tiên, Địa Tiên được rước vùng quanh làng. Những người đi rước kiệu cũng được lựa chọn rất kỹ càng. Đi trước mỗi chiếc kiệu là một cụ ông gõ trống lệnh. Kiệu đặc biệt nhất là kiện Bát cống – rước Ngọc Hoàng thượng đế, đi dưới kiệu là người trông coi đền Thượng với trang phục áo ngự cócận thần theo sauhầu quạt.
Khi kiệu Ngọc Hoàng và các vị tiên được rước qua, ở đầu mỗi ngõ xóm đều được dân làng bày bàn thờ và lễ vật cúng tiến…
Ngày 8 trẩy hội: Ngày 8 được coi là ngày hội lớn nhất của Lễ hội Đậu An. Mọi người nô nức tiến đến trước cửa tổ hùm (xóm Đình Vô) để được xem biểu diễn Sự tích đánh hổ.
Nguồn tham khảo:
http://tienlu.hungyen.gov.vn/portal/Pages/2017-2-20/Den-Dau-An4sv4qd.aspx