Cửu Thiên Huyền Nữ : Thần tích và truyền thuyết Cửu Thiên Nương Nương

Cửu Thiên Huyền Nữ là một vị nữ thần trong nững truyền thuyết thần thoại của Trung Quốc từ xưa về sau trở thành một vị nổi danh trong hàng nữ tiên..

Hãy cùng Tín Ngưỡng Việt tìm hiều chi tiết hơn về thần tích cũng như các câu chuyện thần tích về vị nữ thần này.

Tổng quan

Cửu Thiên Huyền Nữ là ai ?

Cửu Thiên Huyền Nữ là một vị nữ thần trong nững truyền thuyết thần thoại của Trung Quốc từ xưa, về sau được Đạo Giáo tin tưởng trở thành một vị nổi danh trong hàng nữ tiên. Vị nữ thần này còn có tên các tên gọi khác là Cửu Thiên Nương Nương, Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương, hoặc nói gọn Oa Huỳnh, Huyền Nữ

Thần tích Cửu Thiên Huyền Nữ

Trong “Vân Cấp Thất Thiêm” và ” Cửu Thiên Huyền Nữ truyện” có chép:

Cửu Thiên Huyền Nữ ( Oa Huỳnh ) là một vị Nữ Tiên lộng lẫy, nhưng hình tượng gốc của Ngài lại là một quái vật đầu người mình chim, gọi là “Huyền Điểu”. Oa Huỳnh là thầy của Huỳnh Đế, và là học trò của Tây Vương Mẫu . Khi Huỳnh Đế trừ giặc Xi Vưu , Huyền Nữ đã hạ phàm, đem binh phù ấn kiếm giao cho Huỳnh Đế, lại còn dạy Huỳnh Đế cách chế tạo “Trống Quì Ngưu 80 mặt” để đánh bại Xi Vưu.

Sự hiển linh của Cửu Trùng Thánh Mẫu

Giúp Hữu Hùng Thị đánh thắng quân Xuy Vưu

Sau đời vua Thần Nông, các bộ lạc đều tự tách ra hùng cứ mỗi nơi. Có một bộ lạc hùng mạnh mà vị thủ lãnh là Xuy Vưu muốn thôn tính các bộ lạc khác để lên làm bá chủ, nhưng Xuy Vưu lại quá độc ác, ai không thuận theo thì bị giết chết rất tàn nhẫn. Các bộ lạc liền liên kết nhau, tôn vị thủ lãnh Hữu Hùng Thị (nay ở huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam) lên chỉ huy chống lại Xuy Vưu. Trận đánh dữ dội quyết định sự thắng bại với Xuy Vưu xảy ra ở Trác Lộc.

Sương mù dày đặc, quân Hữu Hùng Thị bị Xuy Vưu vây chặt, không nhận định được phương hướng đánh ra giải vây, nên thường bị Xuy Vưu đánh bại phải tháo lui. Sự thảm bại của Hữu Hùng Thị thấy rõ trước mắt.

Trong lúc nguy cấp như thế, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ hiện ra dạy Hữu Hùng Thị chế ra xe hai bánh chỉ Nam, có bộ phận chỉ rõ hướng Nam, để phân định phương hướng và vị trí tiến quân, lại dạy cho binh pháp. Nhờ vậy, Hữu Hùng Thị củng cố binh mã, từ trong đánh ra bất ngờ, làm cho binh đội Xuy Vưu thảm bại, bắt sống được thủ lãnh Xuy Vưu đem giết chết.

Thế là yên giặc, tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghinh Hữu Hùng Thị, tôn Hữu Hùng Thị lên ngôi Minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Ðế hay Huỳnh Ðế. Nguyên Hữu Hùng Thị được sanh ra tại gò Hiên Viên, nên về sau gọi là Hiên Viên Huỳnh Ðế.

Sau đó, Ðấng Cửu Thiên Nương Nương cũng thường ứng hiện giúp vua Huỳnh Ðế và những người hiền tài trong nước, như giúp Hoàng Hậu Nguyên Phi chế ra nghề nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, giúp ông Dung Thành chế ra máy Cai Thiên để xem Thiên tượng, giúp ông Thương Hiệt chế ra chữ viết tượng hình để thay cho việc thắt nút ghi nhớ các sự việc.

Giúp Tống Giang đánh thắng quân Liêu

Trong “Truyện Thủy Hử”, sau khi Tống Giang được cứu ở Giang Châu, đi đón cha lên núi, chẳng dè bị quan binh phát hiện ở Thương Huỳnh, chạy trốn lại đến chỗ Miếu Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ ở địa phương. Cửu Thiên Nương Nương đã hiển linh cứu thoát Tống Giang, lại còn cho y ba quyển thiên thư bảo y hãy “thế thiên hành đạo” (thay trời hành đạo) .

Về sau nầy, Tống Giang qui thuận triều đình, lãnh binh đi chinh phạt nước Liêu, bị quân Liêu vây hãm trong trận “Thái Dĩ Hỗn Thiên Tượng” . Đem đến, Tống Giang nằm mộng thấy Huyền Nữ chỉ bày cách phá trận, nhờ đó thắng lớn quân Liêu.

Đền thờ Cửu Thiên Huyền Nữ

Đền Cửu Thiên Huyền Nữ tại đường Điện Biên 2, phường Lê Lợi, TP. Hưng Yên được xây dựng vào thế kỷ XVIII là nơi thờ Đức Thánh Cửu Thiên Huyền Nữ Chân Quân, người giúp đỡ nhân dân trong lúc nguy khốn nên được tôn lên làm thành hoàng. Trong đền còn phối thờ Long Mạch thổ thần – người cai quản vùng đất và Đức Trần Hưng Đạo – người có công đánh đuổi quân Mông – Nguyên

Đền Cửu Thiên Huyền Nữ tại Hưng Yên (Ảnh hyn.dalatcity.org)

Hiện nay, đền có kiến trúc kiểu chữ Công gồm 3 gian tiền tế, 1 gian ống muống và 3 gian hậu cung. Các hạng mục kết cấu tương đối đồng bộ, vững chắc. Năm 2010 đền đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Hằng năm vào các ngày mùng 3/3, ngày 20/8 và ngày mùng 9/9 âm lịch nhân dân địa phương mở lễ hội đón khách thập phương đến chiêm bái, dâng hương..

Bài văn khấn Cửu Thiên Huyền Nữ

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Hương tử chúng con thành tâm kính lạy Đức Hiệu Thiên chi kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

Kính lạy Đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

Kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương gia phong Tiên Hương Thánh mẫu.

Kính lạy Đức đệ nhị định thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Kính lạy Đức đệ tam Thủy Phú Lân nữ công chúa.

Kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh mẫu, tứ vị Chầu ba năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hồ Đại tướng, Thanh Hoàng Bách xa đại tưởng. Hương tử con là ……. Ngụ tại….. Cùng toàn thể gia đình đến nơi Điện (Phủ, Đền)……. chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kinh dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương ủng hộ, kiện cho gia chúng con tiêu trừ tai nạn, điềm lành thường tới, điềm dữ lánh xa, hết tai ương bệnh tật trong nhà hướng thịnh vượng an lành mãi mãi. Tài như nước đến, lộc như mây về, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tâm tiết có phúc lành tiếp ứng.

Lại xin: Thể đức hiếu sinh, rũ lòng cứu độ, khiến cho chúng con như ý sở cầu, cho hương tử tòng tâm sở nguyện. Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu.

Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.