Cách thức đi lễ phủ tây hồ được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này mong rằng sẽ giúp các bạn có những thông tin kinh nghiệm cơ bản trước khi đi đến cầu mong sức khỏe và may mắn tài lộc cho bản thân cũng như gia đình mình.
Phủ tây hồ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong những vị thần quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Mẫu Liễu. Bà chính là vị Thánh Mẫu đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu.
Cùng với vị Thần Chủ là Mẫu Liễu Hạnh, tại Phủ Tây Hồ còn được phối thờ các quan vị chư thần khác trong tam tứ phủ được bài trí như sau:
Hậu cung
Chầu Quế – Mẫu Liễu Hạnh – Chầu Quỳnh
Cung tam tòa thánh mẫu
Bắc Đẩu – Vua Cha Ngọc Hoàng – Nam Tào
Gầm: Nơi cứ trụ của quan Hạ ban và Bạch xà
Quan hoàng bảy – Ban công đồng – Quan Hoàng Mười
Sơ đồ chi tiết
2 bên có Lầu Cô và Lầu Cậu
Động Sơn Trang tại Phủ tây hồ được xây dựng gồm 2 tầng
Chính pháp minh vương Quan Thế Âm Bồ Tát, thấp hơn phía dưới thờ Mẫu Sòng, hai bên tả hữu thờ Mẫu Phủ Chầu Bà
Mẫu Đệ Nhị và 24 cô Sơn trang (12 cô bên trái, 12 cô bên phải) hai bên có Nhị vị Vương Bà
Sơ đồ giản lược
Như những nội dung được trình bày chi tiết trên, chúng ta có thể thấy rằng ở Phủ Tây Hồ thờ chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì còn được phối thờ rất nhiều các chư vị quan thần khác thuộc hệ thống tin ngưỡng Tam Tứ Phủ.
Việc sắm lễ là tùy theo thành tâm của mỗi người, lễ vật không cần câu nệ, không bắt buộc tuy nhiên khi sắm lễ cần phải sắm đúng và sắm đủ tránh tình trạng sắm sai lễ ảnh hưởng đến việc cầu nguyện của mình.
Theo tục lệ xưa đến nay, khi đến lễ tại đền phủ với ý nguyện cầu mong sức khỏe, tài lộc và công danh sự nghiệp thì các bạn cần chuẩn bị đầy đủ gồm:
Như vậy, nếu bạn đi lễ phủ tây hồ cần chuẩn bị tối thiểu 2 lễ để dâng tại Phủ chính và động sơn trang gồm các lễ vật đã nếu bên trên.
Nếu bạn thành tâm và có công việc lớn cần cầu xin thì có thể chuẩn bị đầy đủ hơn gồm lễ chay, lễ mặn và lễ sống để dâng lên các ban theo trình tự dưới đây.
Lễ chay gồm dâng lên ban Mẫu: Hương, hoa quả, tiền, vàng mã, nón, hài..
Lễ mặn dâng lên ban công đồng gồm: thịt gà, thịt lợn, giò, chả.. được làm sạch và nấu chín.
Lễ sống dâng hạ ban gồm: trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (miếng thịt sống…)
Lễ mặn dâng lên cung sơn trang: Cua ốc, bún ớt, chanh quả, xôi chè…
Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: Oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo, gương lược… và những đồ vật tượng trưng những đồ chơi người ta hay làm cho trẻ nhỏ.
Như đã diễn giải chi tiết bên trên. Ngoài thờ thần chủ là Mẫu Liễu Hạnh thì ở Phủ còn thờ đầy đủ các chư thánh thần thuộc Tam Tứ Phủ… cho nên khi đến lễ ở Phủ Tây Hồ các bạn có thể cầu xin:
Khi đến lễ tại Phủ các bạn dâng lễ vật và khấn xin từ trong ra ngoài. Bạn có thể khấn xin tại bất cứ ban thờ nào trong phủ chính
Nam mô a di Đà Phật! (Niệm 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con xin kính lạy Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hoà Diệu, Đại vương Tối linh chí linh.
Mấu Đệ nhất thiên tiên
Mấu Đệ nhị thượng ngàn
Mấu Đệ tam thoải cung
Hương tử con là……………..
Ngụ tại………………..
Hôm nay là ngày………….
Tại: Phủ Tây Hồ, phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ
Thành kính dâng lễ vật
Cung thỉnh Tam Toà Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, hội đồng các Quan, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thâp nhị chầu Cô, Thập nhị quan Cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh Bạch xà Thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám phù hộ độ trì cho hương tử con được hưởng: Gia quyến mạnh khoẻ, bình an, đắc lộc, đắc thọ, bách sự như ý…
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật (3 lần)
Sau khi lễ xong tại Phủ Chính thì bạn sang lễ tại Động Sơn Trang rồi sau đó vái lễ tại Lầu Cô – Lầu Cậu trước cửa Phủ Chính.
Kính chúc quý bạn gặp nhiều may mắn, mọi công việc đều được hanh thông thuận lợi