Thiên Thành Công Chúa (Nguyên Từ Quốc Mẫu)

Trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, bên cạnh những vị vua anh minh, những vị tướng tài ba, còn có những người phụ nữ kiệt xuất, có đóng góp to lớn cho đất nước. Thiên Thành Công Chúa, vợ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, là một trong số đó.

Chim Phượng 2

Lịch sử Thiên Thành Công Chúa – Nguyên Từ Quốc Mẫu

Thien Thanh Cong Chua

Theo tư liệu lịch sử, Thiên Thành công chúa là con gái của vua Trần Thái Tông, húy là Anh, hiệu là Thiên Thành Thái Chưởng công chúa, được gả cho Hưng Đạo Đại vương năm 1251. Trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 (năm 1285) và lần 3 (năm 1288), bà được vua Trần giao việc quản lý, hướng dẫn các gia đình quý tộc đi lánh nạn. Bên cạnh đó, bà còn tham gia vận động nhân dân theo kế vườn không, nhà trống để tiêu hao sinh lực địch. Bà cũng trực tiếp phụ trách sản xuất, tập trung lương thực, bố trí và cắt đặt quân lương, tận dụng địa hình hiểm yếu tại khu vực Vạn Kiếp để bố phòng, bảo vệ nguồn lương thảo, phục vụ quân doanh trong suốt hai cuộc kháng chiến. Ngày 28 tháng 9 năm 1288 (Âm lịch), bà qua đời tại Vạn Kiếp, được phong là Nguyên Từ Quốc mẫu, được tạc tượng và phụng thờ tại đền Kiếp Bạc.

Canh hoa trang

Thiên Thành Công Chúa không phải cô Trần Quốc Tuấn

Thân thế của Thiên Thành Công Chúa được các quyển cổ sử như Đại Việt sử ký toàn thư (viết thời Hậu Lê) hay Khâm định Việt sử thông giám cương mục (viết thời Nguyễn) chép khác nhau.

-Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bà là trưởng công chúa nhưng không nói rõ là con ai (có lẽ là con gái lớn của Trần Thái Tông).

-Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép bà là con gái của Trần Thừa, nghĩa là bà là cô ruột của Hưng Đạo Vương.

Tuy nhiên hiện nay phần lớn các học giả đều thống nhất quan điểm Công Chúa là con của Trần Thái Tông với những lý do như sau:

-Thứ nhất: Tuy nhiên, nếu bà đúng là trưởng công chúa như Đại Việt sử ký toàn thư đã chép, thì không thể là con của Trần Thừa do Trần Thừa còn có một người con gái khác lớn tuổi hơn công chúa Thiên Thành, là công chúa Thụy Bà chị gái Trần Thái Tông, cô ruột đồng thời là mẹ nuôi Trần Quốc Tuấn. Kể cả Khâm định Việt sử thông giảm cương mục cũng công nhận về công chúa Thụy Bà, nhưng gán cho Thụy Bà là chị gái Thiên Thành, theo đoạn ghi chép sự kiện đầu năm 1251.

-Thứ hai: Xét về mặt tuổi tác của gia phả nhà Trần, có thể thấy rằng Trần Thừa sinh năm 1184 và mất năm 1234; vợ của Trần Thừa là Thuận Từ Quốc Thánh hoàng hậu Lê thị không rõ năm sinh, còn năm mất là 1230, tuy nhiên dựa vào việc bà sinh người con đầu lòng là Trần Liễu vào năm 1211 thì có thể dự đoán là năm sinh của Thuận Từ Quốc Thánh muộn nhất vào khoảng 1195, sớm hơn nữa có thể là 1190. Do Công Chúa Thiên Thành là con út nên phải sinh sau Trần Nhiệt Hiệu, và trước năm Thuận Từ Quốc Thánh mất, như vậy tức là Công Chúa Thiên Thành phải sinh sau năm 1225 và trước năm 1230, có lẽ hợp lý nhất là vào năm 1228 hoặc 1229. Như vậy lúc sinh Công Chúa Thiên Thành thì Trần Thừa và Thuận Từ Quốc Thánh đã ở độ tuổi khá cao.

-Thứ ba: Nếu Công Chúa Thiên Thành là con của Trần Thừa và Thuận Từ Quốc Thánh thì phải sinh trước năm 1230, trong khi đó Trần Quốc Tuấn lại sinh năm 1234 như giả thiết đã nêu, nếu như vậy thì Công Chúa Thiên Thành hơn Trần Quốc Tuấn ít nhất 5 tuổi, có thể đây cũng là một điểm không hợp lý.

-Thứ tư: Nếu Công Chúa Thiên Thành là con của Trần Thừa và Thuận Từ Quốc Thánh thì phải sinh trước năm 1230, trong khi sự kiện Công Chúa Thiên Thành được gả cho Trần Quốc Tuấn vào năm 1251, lúc đó Công Chúa Thiên Thành ít nhất 22 tuổi, là độ tuổi quá lớn so với phong tục dựng vợ gả chồng thời nhà Trần, và đây cũng là một điểm nữa không hợp lý.

Như vậy có thể đi đến kết luận rằng Thiên Thành Công Chúa chính là con gái của Trần Thái Tông chứ không phải là con gái của Trần Thừa. Hay nói cách khác Thiên Thành Công Chúa là em họ chứ không phải là cô ruột của Trần Quốc Tuấn.

Canh hoa trang

Chuyện tình Trần Quốc Tuấn và Công Chúa Thiên Thành

Thien Thanh Cong Chua va Hung Dao Vuong

Mối tình của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa đã nở hoa kết trái. Hai ông bà đã sinh hạ được một người con gái và 4 người con trai đều là những vị tướng tài giỏi.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được biết đến là vị anh hùng của dân tộc, một người đại nhân, đại nghĩa, đại dũng và tên tuổi của ông gắn với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, sống mãi với muôn đời trong lịch sử Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết rằng, phía sau ánh hào quang và công trạng, vị anh hùng này cũng đã trải qua một đời sống riêng tư rất ngang trái, đặc biệt là trong chuyện tình cảm.

Mối tình đầu của ông với công chúa Thiên Thành, người con gái không chỉ là người em họ của ông mà lúc này, công chúa đã được chỉ định gả cho người khác. Thế nhưng, là một người tình chung thuỷ, quyết bảo vệ tình yêu, hạnh phúc, bảo vệ quyền tự do yêu đương, bất chấp cái chết có thể đến với bản thân mình, Trần Quốc Tuấn đã bất chấp tất cả để được sống thật với con tim mình.

Chuyện tình cảm của vị anh hùng này bắt đầu vào năm 1251, lúc này Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mới là một thanh niên 20 tuổi. Ông yêu công chúa Thiên Thành, con gái của vua Trần Thái Tông. Công chúa Thiên Thành là em con chủ của Trần Quốc Tuấn.

Nhưng nhà Trần thời đó có quy định anh em trong họ phải lấy nhau, không được gả cho người ngoài, nên việc Trần Quốc Tuấn đem lòng yêu thương công chúa Thiên Thành cũng là điều chấp nhận được. Tuy nhiên, oái ăm ở chỗ, lúc bấy giờ, công chúa Thiên Thành đã được gả cho Trung Thành Vương, là con trai của Nhân Đạo Vương, một vị vương gia trong họ Trần.

Dẫu biết như thế nhưng Quốc Tuấn vẫn đem lòng yêu say đắm Thiên Thành và công chúa cũng đã dành tình cảm riêng tư sâu nặng cho con trai An Sinh Vương Trần Liễu. Đến ngày 15/2 năm ấy, nhà vua cho tổ chức ngày hội lớn kéo dài trong vòng 7 ngày, với nhiều trò chơi.

Người trong triều, ngoài nội nườm nượp rủ nhau đến xem. Trước đó, vua đã nhận lễ vật gả công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương và dù chưa chính thức cưới hỏi, nhà vua cũng đã cho phép công chúa đến ở nhà Nhân Đạo Vương, chờ ngày làm lễ hợp cẩn.

Đêm ấy, khi biết tin người mình yêu thương sắp ván đã đóng thuyền, Trần Quốc Tuấn đau khổ không nguôi, buồn nghĩ: “Chỉ ngày mai thôi, người mình trộm nhớ thầm yêu sẽ chính thức thành vợ người khác”.

Thế là, giữa đêm mọi người đang mải mê xem hội, Trần Quốc Tuấn quyết định mạo hiểm để đến với công chúa Thiên Thành. Ông đến phủ của Nhân Đạo Vương để quan sát nơi người yêu đang ở. Đó là một biệt phủ với tường cao, cổng kín, lính canh cần thận.

Không thể vào được bằng đường cổng chính, ông liều lĩnh leo tường phía sau đột nhập vào trong phủ. Đêm tối nhưng nhờ ánh sáng hắt ra từ các gian phòng nên ông đã tìm ra phòng công chúa rồi lẻn vào. Trông thấy giai nhân, Thiên Thành mặc dù rất vui nhưng cô cũng tỏ ra vô cùng lo lắng.

Hơn ai hết, Hưng Đạo Vương và công chúa biết rất rõ nội quy chốn cung cấm, nếu chuyện đột nhập bị bại lộ thì nhất định Nhân Đạo Vương sẽ không tha tội chết cho ông. Vậy nên, ngay khi vừa tới phòng thì hai người đã ngay lập tức bày mưu tính kế để thoát tội.

Theo đó, hai người đã sai thị nữ nhanh chân chạy báo cho vua cha Trần Thái Tông và cả cô ruột Thụy Bà, là chị của vua đồng thời cũng là mẹ nuôi của Trần Quốc Tuán.

Nghe tin con mình lâm vào hoàn cảnh oái oăm như thế, bà vội vàng chạy vào cung để tạ lỗi với nhà vua, đồng thời bịa ra câu chuyện Nhân Đạo Vương đã bắt giữ Trần Quốc Tuấn, lo sợ sẽ bị giết.

Nghe tin dữ, nhà vua lập tức liền sai nội nhân đi ngay trong đêm và khi toán quân này đến phủ Nhân Đại Vương thì gia chủ mới biết chuyện gì đang xảy ra trong dinh mình. Nhờ thế nên không những thoát tội mà Trần Quốc Tuấn còn được nội nhân của nhà vua đưa về cung an toàn.

Trở về tư dinh của mình, Trần Quốc Tuấn trình hết mọi chuyện cho cô ruột Thụy Bà biết về tình cảm của mình. Vốn thương con nuôi, nên Thụy Bà tìm cách cho Trần Quốc Tuấn kết duyên cùng Thiên Thành.

Sáng hôm sau, bà vào cung dâng lên nhà vua 10 mâm vàng sống và xin cho đôi trẻ yêu thương nhau được kết tóc xe duyên. Trước tình cảm của đôi trẻ, vua Trần Thái Tông không biết làm cách nào, đành phải gả công chúa Thiên Thành cho Trần Quốc Tuấn.

Để hoàn lại sinh vật và tạ lỗi cho Trung Thành Vương, nhà vua đã cắt 2.000 khoản ruộng ở phủ Ứng Thiên, thuộc huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ và Thanh Oai – Hà Nội ngày nay). Cùng ngày hôm đó, công chúa Thiên Thành trở thành Trán vợ Quốc Tuấn.

Mối tình của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa đã nở hoa kết trái. Hai ông bà đã sinh hạ được một người con gái và 4 người con trai đều là những vị tướng tài giỏi, có công lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và đều được phong đến tước virong.

Người gái đầu lòng tên là Trinh, thường gọi là Trinh công chúa, sau trở thành vợ của vua Trần Nhân Tông, tức Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu, rồi sinh ra con là vua Trần Anh Tông sau này.

Bốn trai, đều là võ tướng có tài, từng theo cha đánh đuổi quân Nguyên Mông, đó là Trần Quốc Nghiễn, tước Hưng Vũ vương. Ông cưới công chúa Thiên Thụy, trở thành Phò mã của vua Trần Thánh Tông. Sau khi đánh đuổi quân Nguyên Mông, tháng 4/1289, ông được phong làm Khai Quốc công.

Người con kế tiếp là Trần Quốc Hiện, tước Hưng Trí vương, ông cũng là người có công tổ chức khẩn hoang nhiều vùng đất hoang vu của khu vực tỉnh Hải Dương ngày nay. Trần Quốc Tảng, tước Hưng Nhượng vương, khi xét công, ông được phong làm Tiết độ sử.

Ông có con gái gả cho vua Trần Anh Tông, tức Thuận Thánh Hoàng hậu và Trần Quốc Uất, tước Minh Hiển vương. Ngoài ra, Trần Hưng Đạo còn có một người con gái nuôi, đó là Nguyễn Công chúa, sau là vợ của danh tướng Phạm Ngũ Lão.

Trong khi ông xông pha nơi trận mạc, bày binh lập kế đánh thẳng quân thù thì công chúa Thiên Thành là người lo toan công việc hậu cần ở hậu phương, góp phần cùng chồng đánh thẳng quân xâm lược Nguyên Mông.

Bà được triều đình phong là “Nguyên Từ Quốc mẫu”. Cùng với Linh Từ Quốc mẫu vợ Thái sư Trần Thủ Độ, đây là hai người phụ nữ có đức độ, có uy tín, có công lao lớn đối với triều đình nhà Trần và được phong đến bậc Quốc mẫu.

Canh hoa trang

Đền Thờ Thiên Thành Công Chúa – Nguyên Từ Quốc Mẫu

Sau khi qua đời (năm 1288), Thiên Thành Công Chúa được triều đình truy phong là Nguyên Từ Quốc mẫu, tạc tượng thờ tại đền Kiếp Bạc (Hải Dương) cùng với Trần Quốc Tuấn. Tên tuổi và công lao của bà mãi được khắc ghi trong lịch sử dân tộc.

Hiện nay, trên địa bàn các xã Hưng Đạo, Lê Lợi (thị xã Chí Linh) còn nhiều di tích gắn với bà và hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, như Hổ Lợn, Hố Chuối, Lòng Thuyền, Bãi Thảo, Bãi Tàn, Bãi Quạt, Bến Tắm, Nghè Dim, Đông Hoàn …

Làng Trung Quê hiện còn đền thờ Quốc Mẫu Thiên Thành được xây dựng từ thời Lê. Người dân vẫn thường nhắc câu:

Trâu thì Mẫu thả Huyền Đinh
Lợn thì Mẫu thả cánh đồng Trung Quê

Canh hoa trang

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Thiên Thành Công Chúa.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
  • Các nguồn tài liệu từ Internet

Tìm hiểu đầy đủ hơn về Tín Ngưỡng Đức Thánh Trần

Xin trân trọng cám ơn!

Hoa sen

Tham khảo thêm

Thần tích các vị thánh được thờ trong Tín ngưỡng Đức Thánh Trần: