Thần Độc Cước
Mục Lục Bài Viết
Thần tích Thần Độc Cước
Từ Thuở xưa, ngoài biển khơi có loài Quỷ đỏ rất thích ăn thịt người; dân chúng kể rằng: Loài Quỷ này mình tròn trùng trục, mõm dài vêu vao, răng nhọn hoắt, miệng đỏ lòm; dân chài ra khơi đánh cá thường bị chúng ăn tươi nuốt sống… Không đi biển thì cả nhà đói khát, mà đi thì khó thoát khỏi nanh vuốt loài Quỷ hung ác, họ đành phải mò ngao, bắt con tôm, con ốc nơi cửa sông, ven bờ để sống cho qua ngày đoạn tháng.
Nhưng lũ Quỷ nào chịu để yên, chúng khát mồi, mò vào tận đất liền, tàn sát hàng loạt người dân vô tội. Không kể đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, … tóm được người nào chúng ăn thịt ngay người đó. Xóm làng dần dần tan hoang nên vắng ngắt, ruộng vườn, nhà của xơ xác, tiêu điều.
Hồi bấy giờ, một chú bé mồ côi vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã biết chạy nhảy và lớn nhanh như thổi (theo truyền thuyết thì đây là con của Mẹ núi); “Hột lúa lớn bằng người ôm, chẩy cà to bằng người gánh” vẫn không đủ để nuôi chú bé. Nhưng đất trời phù hộ, chẳng bao lâu chú đã trở thành một chàng trai cao lớn lạ thường. Chàng trai đứng trên ngọn núi cất tiếng hú vang, dân làng lâu nay phiêu bạt tận đầu sông cuối rừng đều lục đục kéo nhau về. Họ cất lại nhà cửa, sửa sang vườn tược; đàn ông theo chàng khổng lồ ra khơi đánh cá, đàn bà ở nhà chăn nuôi, trồng trọt cuộc sống của họ chẳng mấy chốc lại no đủ, bình yên.
Có chàng trai cùng dân làng ra khơi đánh cả loài Quỷ đỏ không làm gì được, hễ con nào lăm le thì lập tức bị băm vằm, xương tan thịt nát dưới lưỡi búa sắc như nước và sáng loáng của chàng.
Nhưng loài Quỷ biển tinh quái, thừa cơ hội chàng khổng lồ cùng thanh niên trai tráng trong làng ra khơi đánh cá, chúng lẻn vào bò cướp phá, nhiều người già, phụ nữ, trẻ em, bị chúng ăn thịt. Hôm sau chàng khổng ở lại nhà với những người sống sót, thì ngoài khơi các bạn chài lại bị chúng lật thuyền vây bắt. Căm giận loài Quỷ biển đến mức tím ruột bầm gan, yêu xóm chài, thương dân lành vô tội. Chàng quyết chí phải diệt hết loài Quỷ để dân chúng được bình yên khi đi biển, lúc trên bờ. Chàng cầu xin Mẹ Núi cho sức mạnh để tiêu diệt loài Quỷ quái rồi dùng búa tự sẽ đổi thân mình. Lưỡi búa chia chàng làm đôi nhưng lạ kỳ thay hai nửa chân của chàng vẫn khỏe mạnh, quắc thước, dũng khi lạ thường, một nửa thân chàng chèo theo dân chài ngày ngày ra khơi đánh cá, còn một nửa đứng trên đầu núi canh giữ cho xóm làng lúc nào cũng được bình yên.
Từ đó vùng biển Sầm thôn sóng lặng, gió yên, dân lành vui cảnh “Chồng chài, vợ lưới, con câu”, không còn phải lo nạn Quỷ đỏ tàn hại nữa. Nửa thân chàng Khổng Lồ đứng mãi trên đầu núi, bàn chân hằn sâu vào đá, lưu lại dấu tích muôn đời. Về sau Ngọc Hoàng hay tin hạ giới có chàng trai dũng cảm xẻ đội thân mình bảo vệ xóm làng cho dân chúng được hạnh phúc bình an. Vào một ngày trời quang mây tạnh, Ngọc Hoàng phái Thiên Sứ cưỡi mây xuống núi đòi chàng trai về trời. Người phong thần cho chàng với tên gọi là “Thần Độc Cước”.
Câu chuyện thần Độc Cước phản ánh sức mạnh vĩ đại của tổ tiên ta, nói lên ước mơ kỳ diệu của người xưa trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai ác liệt, đồng thời ca ngợi một tấm gương chói lọi xả thân bảo vệ nhân dân, bảo vệ quê hương đất nước, biển trời. Đền Độc Cước ngày nay, do nhiều thế hệ cha ông chúng ta xây nên để thờ Thần Độc Cước và để nhân dân Sầm Sơn cùng du khách bốn phương quanh năm được khói hương. phụng thờ.
Các đền thờ Thần Độc Cước
Thần Độc Cước có rất nhiều truyền thuyết và nơi thờ phụng như Làng An Lạc – (Hoằng Hải), Đại An (Hoằng Lương), Mỹ Du (Hoằng Kim) thuộc huyện Hoằng Hóa Thanh Hóa, làng Vân Trai (Cẩm Vân) thuộc huyện Cẩm Thủy – Thanh Hóa.
Ở trên đất nước ta, Thần Độc Cước được thờ ở Đền Chùa suốt từ Quảng Ninh đến Nghệ Tĩnh nhất là trên hải đảo và các vùng ven biển, ven sông hoặc trên các trục đường quốc lộ giao thông chính ở đồng bằng Bắc Bộ.
Đền Độc Cước (Sầm Sơn, Thanh Hóa)
Đền Độc Cước (Đền Thượng) ở hòn Cổ Giải còn gọi là hòn Miết Cảnh trên dãy núi Trường Lệ. Đền tọa lạc trên đỉnh núi Cổ Giải hay còn gọi là hòn Miết Cảnh thuộc dãy núi Trường Lệ ngay cạnh bãi tắm Sầm Sơn. Đền Độc Cước là nơi thờ chính của Thần Độc Cước tại Sầm Sơn, Thanh Hóa. Năm 1962 đền được Bộ Văn hóa, Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Đền Cô Tiên – Đền Thượng Độc Cước
Cuối dãy Trường Lệ về phía Tây Nam là hòn Đầu Voi, hòn thứ hai trong bảng phân loại dân gian. Hòn Đầu Voi tên chữ là “Tượng Đầu Sơn” cùng nghĩa với núi Đầu Voi, vì dãy Trường Lệ đang chạy dài, đến chỗ này chợt nhô ra hòn núi hình tương tự đầu voi. Trên giữa đỉnh đầu con voi đá núi ấy sừng sững ba lớp nhà kiến trúc cổ: “Hậu cung – Trung đường – Tiền sảnh” được mang cái tên khá xinh đẹp và thơ mộng “Đền Cô Tiên”.
Văn Luyện Thần Độc Cước
Sắc hỡi hỡi Sơn Tiêu Độc cước. Hồng tạo xưa sinh, vị thân mẫu không không, sắc sắc. Nhất nhỡn sơn đầu thủ túc chi dị hình. Sơn Tiêu độc cước A Lộc đại Vương, hiệu Chu Văn Minh Thần Tướng. Tả Tướng độc cước, hữu Tưởng độc tôn. Độc cước Thiền sư. Thế tôn độc cước đại Tướng. Các đẳng tướng Âm binh, vạn vạn hằng hà sa số, tốc giảng bản Đàn. Nhang hoa thỉnh.
Đệ tử tôi nay nhang phần một truyện
Thủa ban rồi tu luyện Thần binh
Chiêm Thiên nhung Quốc có danh
Kể từ hồng tạo mấy sinh kia là.
Càn Khôn nhị Khí sinh ra
Không không , sắc sắc hóa ra dị hình
Có Thiên tinh diệu bằng non nước núi
Dáng cao cao nghìn trượng cao mây
Phép anh Linh nào có ai tày
Động chân nở đất , ra tay động rừng
Mặt đen tựa lửa hòn than
Răng trắng san sát , môi hồng tựa son
Nguyên giáng sinh Sơn Tiêu núi ấy
Có uy hùng ai thấy dám đang
Hiệu là Lốc Tướng Thần Vương
Bản thân bối Phúc có danh đại Thần
Khi cơ hàn tần lao chi khổ
Đến tuần này biến thảo thành nhân
Hiện lên Mao khổng hóa thân
Đằng vân Thế giới xa gần mọi nơi
Cứu nhhân gian lại thôi súc vật
Đả Tà ma , trảm diệt Tà tinh
Tả thủ cầm cờ Lôi phơi phới
Hữu thủ cầm búa sắt hăm hăm
Lại hay phương tiện cứu dân
Chữa người tật khổ , bệnh nhân mê đồ
Phá oan gia , đoạn trừ túc trái
Giết Tà Thần , đẳng chúng Tà tinh
Trảm Phạm Nhan , Bá Linh phục Quốc
Tróc mẹ danh Càn sát bà Vương
Bao nhiêu Tà quỷ chúng bay
Thu lại nhập Ngục , đả cho tan tành
Hỡi Già Lô Lốc Tướng kia ơi
Chính thang nhất vị anh Linh
Giờ Thày luyện tập về chưng bản Đàn
Có uy cường đêm ngày ứng hiện
Nghe Chú Ấn , Quyết gọi là tốc thôi
Dù chơi non núi xa xôi thời về
Chớ hoãn trì ngang đường ngang xá
Chớ cưỡng Phù , cưỡng Chú làm chi
Thày nay Ấn , Quyết thì về
Để Thày sai khiển việc gì cho hay ,
Như cờ này hóa ra cờ lệnh
Chuyển cờ này quân tướng sửa sang
Uy hùng chính đức nghiêm trang
Binh quyền kíp phá Quỷ Vương tung hoành
Khi sai hành bất phân thời khắc
Chớ lỗi lầm , thét mắng chẳng tha
Chẳng nên thét mắng đôi lời
Việc trong cấm giới , việc ngoài cấm ngăn
Nào khi cứu Thế độ dân
Dẹp đường mở lối Sư nhân đi về
Ba hồi Mõ đả thì nghe
Chơi đâu kíp chóng thì về
Một là sai khiển việc gì cho hay
Trước hộ Thày tuế bằng non Nhạc
Đạo Quân sư chẳng khác Thái sơn
Tháng ngày bổng lộc thường tuôn
Đông Tây đem lại Bắc Nam thu về
Của Thiên Khê bạc tiền vô số
Lợn cùng gà , vải vóc chứa chan
Chữ rằng dĩ Đức báo Ân
Thày toan trợ Tướng , Tướng nay giúp Thày
Gia trung này đêm ngày tuần thú
Cắt ba quân canh cổ truyền lao
Có ai xâm phạm ra vào
Đả đòn buộc trói , đem giam gia hình
Trong phép Quan đả là lệnh ước
Cứ ba hồi mõ đả thì nghe
Lưng đeo đai bạc hoa cù
Tay cầm chìa khóa kỳ khu chữa người
Hoặc ai phải Khí nặng giời
Đến không cũng khỏi ngồi chơi cũng hèo
Phép xưa nay vốn vì có khác
Mõ là sai bắt nhiều điều
Một đường đường nghiệm trăm chiều chiều hay
Xưa kia xốc vác Thái sơn
Nay sao phép đã lên ngàn
Ngao du đón Nguyệt chơi miền Thanh cung
Nay tôi có việc thì dùng
Mời ông tốc giáng bản Đàn cho mau
Là tật tốc giáng
Nhang hoa thỉnh
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Quế Nương và Thị Nương.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
- Tài liệu 100 năm du lịch Sầm Sơn
- Các nguồn tài liệu từ Internet
Xin trân trọng cám ơn!
Tham khảo thêm
Xem thêm thần tích Hệ Thống Nam Thần Phối Thờ Cùng Tứ Phủ: