Ông Bắc Quốc là họ Tống, người Trung Hoa. Ông làm Đại Tướng trấn cảnh Lào Cai và Bảo Hà trống giặc Thanh từ phía Bắc tràn xuống.
Thỉnh Bắc Quốc Minh Triều danh tướng
Trụ Nam Bang bảo hộ muôn dân
Tài danh hữu đức hữu tâm
Nam Phương, Bắc Quốc ấy gần chẳng xa
Ông Bắc Quốc là người có công với đất Việt nên được nhân dân ta thờ cúng, hầu hạ. Theo các bản văn thì ông Bắc Quốc là người Trung Quốc sống vào thời nhà Minh. Ông vốn là tướng của nhà Minh. Khi nhà Thanh đánh chiếm nhà Minh, do sức mạnh nhà Thanh lớn nên ông đã phải chạy sang đất Việt ta. Khi nhà Thanh lên ngôi ông Bắc Quốc đã theo phong trào “phản Thanh phục Minh” đánh lại nhà Thanh. Khi về Nam Việt ông lại giúp dân Nam Việt ta đánh giặc nhà Thanh bảo vệ bờ cõi. Sau khi cùng với những người dân tộc thiểu số nơi này đánh tan giặc Thanh thì ông lại dạy dân làm ăn trồng các loại hoa màu và nuôi gia xúc.
Sau khi cuộc sống yên ổn thì ông lại thác hóa, không biết thác hóa vào năm nào. Sau khi hóa thì lại linh ứng giúp dân nơi anh linh phù trợ tất cả mọi người làm ăn buôn bản nơi này.
Có một số ý kiến cho rằng vì Quan Bắc Quốc là người Tàu, cho nên không nên đưa ngài vào hệ thống Tử Phủ. Theo quan điểm của TS Bùi Hùng Thắng, mặc dù là người Tàu nhưng ông Bắc Quốc vẫn phải được đưa vào Tử Phủ vì những lý do sau:
Ông là người Tàu giống như Tứ Vị Vua Bà nhà Tống có công âm phù Nam Việt nên được xếp vào đạo thờ Thần ở Việt Nam. Điều đó phần nào thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người dân Việt Nam.
Tín ngưỡng Tứ Phủ mang tính rộng lớn, các vị thánh trong hệ thống Tí ngưỡng Tứ Phủ được xây dựng lên với nguyên tắc phân bố đề theo vùng miền, phân bố theo dân tộc, theo tầng lớp, theo thời kỳ lịch sử dân tộc, … để sao cho các vị thánh trong tín ngưỡng Tứ Phủ đủ để đại diện được cho các vị thánh khác ở khắp mọi miền, mọi dân tộc trên đất nước Việt Nam. Quan Bắc Quốc trong hệ thống Tử Phủ chính vì thế cũng trở thành một hình ảnh đại diện cho những vị thánh tuy không có nguồn gốc từ Việt Nam nhưng lại có công âm phù cho Nước Việt.
Nếu chỉ vì Quan Hoàng Bắc Quốc là người Tàu mà phủ định việc thờ cúng ngài, phủ định công lao của ngài với đất Việt khi ngài còn sống, cũng như phủ định công âm phù Nam Việt của ngài thì tôi thiết nghĩ đây là điều không nên, trái lại với đạo lý của dân tộc Việt Nam ta.
Ông về đồng mặc áo vét kiểu Tàu, áo dài Tàu (cheongsam) và buộc tóc đời Nhà Thanh. Ông múa quạt, ngâm thơ Tàu, và uống trà, lại nói tiếng Quảng Đông và Phổ Thông (Tiếng Quan Thoại).
Theo các tư liệu được tìm thấy, Tín Ngưỡng Việt đã sưu tầm được 1 bản văn và các bài thơ phú về Ông Bắc Quốc.
Trích đoạn
Buổi hội nghị triều đình Nam Việt
Tướng Minh triều đã quyết phục quy
Đền ơn Nam quốc thần tuy
Lòng kia đã quyết ngại chi dặm trường
Trên chín bệ đo lường hạ chỉ
Dụng người tài thử chi tuyết sương
Giặc Thanh hung dữ ngông cuồng
Bảo an Nam Việt tỏ đường hiếu trung
Xem chi tiết và đầy đủ các bản văn Ông Bắc Quốc
Quan Hoàng Bắc Quốc được thờ ở Đền Quan, nằm trong quần thể khu Di tích Lịch sử Suối Mỡ, thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Ngoài cung thờ Quan Bắc Quốc ở chính cung, Đền Quan còn thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào Bắc Đẩu, Tam Tòa Thánh Mẫu, Trần Triều, Ngũ vị tôn quan, Cung Sơn Trang, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, …
Ngoài được thờ ở quần thể khu Di tích Lịch sử Suối Mỡ, Quan Hoàng Bắc Quốc còn được thờ ở đền Quang Sơn Linh Từ, ngõ 19 đường Trần Quốc Tuấn, Phường Đống Đa, Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Ông Hoàng Bắc Quốc.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
Xin trân trọng cám ơn!
Tham khảo thêm
Xem thêm thần tích Thập Vị Ông Hoàng