Chúa Long Giao : Những thông tin đầy đủ nhất
Chúa Giao Long là chúa bà thứ năm trong hội đồng chúa bói. Bà được thờ tại Hòa Bình và còn được gọi là Chúa Bé, Chúa út.
Mục Lục Bài Viết
Sơ lược về Chúa Giao Long
Nguồn gốc: Vị chúa bà thứ năm trong hội đồng chúa bói
Danh hiệu:
- Chúa Bà Giao Long
- Chúa Bé
- Chúa út
Phủ/ nơi cai quản: Đền thờ Chúa ở Vầy Nưa, gần đền chúa Thác Bờ
Trang phục/Màu sắc: Áo xanh lam, khăn xanh
Thần tích Chúa Giao Long
Hiện thần tích về bà rất hiếm và có thể nói là không có. Chỉ có vài nét về Chúa bà được nhắc đến trong thần tích về Chúa Thác Bờ. Như vậy rằng Chúa Giao Long chính là người Dao cùng với chúa Thác Bờ giúp Lê Lợi đánh thắng Đèo Cát Hãn. Sau Chúa Thác Bờ ở lại Kim Bôi, còn Chúa về lại Vầy Nưa. Khi hóa thần, hai bà được vua phong Công chúa và lập đền thờ ở bản quán – nơi hai bà sinh sống. Đền thờ Chúa ở Vầy Nưa, gần đền chúa Thác Bờ.
Chúa ít và hiếm khi ngự đồng, tất nhiên không phải không có người bắc ghế hầu Chúa. Có thì cũng là người sát căn chúa. Văn hát dâng chúa cũng chưa có hẳn một bản văn riêng, có khi lại dùng bản văn của Chúa Thác bờ để dâng lên.
Đền thờ Chúa Long Giao
Đền thờ Chúa ở Vầy Nưa, gần đền chúa Thác Bờ. Khi về đồng Giá Chúa mặc áo xanh lam, khăn xanh, múa mồi, chèo thuyền như chúa Thác Bờ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Chúa Long Giao
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
- Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
- https://chonthieng.com/danh-vi/chua-giao-long/
Xin trân trọng cám ơn!
Tham khảo thêm
Xem thêm thần tích Hệ Thống Nữ Thần Phối Thờ Cùng Tứ Phủ:
- Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
- Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
- Chúa Đệ Tam Lâm Thao
- Chúa Thác Hòa Bờ
- Bà Chúa Cà Phê
- Chúa Ba Nàng
- Chúa Bà Tộc Mọi
- Chúa Bà Ngũ Phương
- Chúa Bà Đá Đen
- Bà Chúa Kho
- Bà Lớn Tuần
- Nữ Tướng Lê Chân
- Công Chúa Ngọc Hân
- Bà Chúa Lộc
- Bà Chúa Vực
- Chúa Bắc Hà
- Chúa Bà Ngũ Hành
- Quế Nương và Thị Nương
- Chúa Bà Thừa Thiên Công Chúa